Đặc điểm của động cơ tròn thuỷ lực BMR
BMR là động cơ thủy lực dạng bánh răng. Thuộc nhóm động cơ tốc độ chậm và mô men xoắn lớn. Thành phần chính gồm 1 bánh cam Orbital, trục động cơ khớp với hệ thống bánh răng Cycoid. Khi cấp dòng áp lực dầu vào động cơ, áp lực dầu sẽ đẩy làm cam Orbital quay, các bánh răng chuyển động và làm quay trục động cơ.
Tùy theo kích cỡ, Dung tích từ 51.7 cc – 401.9 ml/r. Lưu lượng cấp 40-60 lpm. Áp làm việc từ 7-14Mpa. Mô men xoắn từ 93 Nm –380 Nm. Tốc độ quay 10- 775 rpm. Công suất 4-10Kw.
Cổng in/out dạng ren G ½, NPT ½ hoặc UNF 7/8. Tích hợp sẵn 2 van 1 chiều. Lắp dạng trục trụ (phi 25.4 key 6.35x6.35x2 / phi 32 key 10x8x45) các trục then hoa, trục côn sản xuất riêng theo yêu cầu. Chiều quay cùng chiều ( R ) hoặc ngược chiều đồng hồ ( L). Nối với ống thủy lực dạng ren G1 .
Mặt lắp ghép dạng bích 2 lỗ ( phi 13.5)- khoảng cách tâm 106.4 mm. Vỏ được làm bằng gang dẻo. Lắp lẫn được với các dòng động cơ của các hãng Danfoss (OMR), M+S (ERPM) ,EATON (dòng S)…
Không sử dụng cho các hệ thống có độ nhớt loãng < 13 cst, để tối ưu tuổi thọ của bơm trong lần sử dụng đầu tiên nên châm dầu và chạy không tải (hoặc tải nhẹ) trong khoảng 10-15 phút để bôi trơn các cơ cấu bánh răng.
Các lưu ý khi chọn động cơ thủy lực
- Giá trị Công suất: chính là khả năng truyền tải công suất tối đa của động cơ thủy lực (motor thủy lực) chuyển hóa thành động năng.
VD: Chúng ta có 1 động cơ điện 7,5 Kw tốc độ 1450 v/phút kéo bơm thủy lực sau đó cấp dầu cho động cơ thủy lực. Trong trường hợp này Chúng ta phải chọn công suất cho động cơ thủy lực lớn hơn hoặc bằng với 7,5 Kw.
Tuy nhiên phần lớn trong hệ thống thiết bị motor thủy lực chỉ là 1 phần nhỏ trong các cơ cấu chấp hành, nói đơn giản hơn trên thiết bị đó còn có thể có nhiều phần tử chấp hành khác như nhiều xi lanh và nhiều motor có công suất khác nhau dùng chung 1 trạm nguồn thủy lực. Vậy làm sao để xác định được công suất hay chọn thông số phù hợp ở các điểm đó cho tối ưu hoặc xác định lại mô tơ lắp đúng hay chưa? Chúng ta phân tích thêm các giá trị sau và điều đó sẽ được lý giải ở cuối bài
- Giá trị Áp suất: Các bạn lưu ý cùng 1 dòng động cơ thủy lực (Vi dụ: động cơ tròn BMR) khi người bán hay cho chúng ta thông số chung (Vi dụ: dòng động cơ thủy lực này chịu áp 110 bar) nhưng thực tế nói thế không đúng.
Theo catalog của nhà xuất thường ứng mỗi lưu lượng thì sẽ có 1 áp suất chịu được khác nhau có thể cao hơn. Như các bạn biết Áp suất của động cơ thủy lực hay bơm thủy lực là khả năng chịu được của bơm trong quá trình làm việc nếu vượt quá áp này thì động cơ hay bơm của chúng ta sẽ bung phốt, gãy cốt thậm chí nứt vỏ…
Vậy trên cùng một dòng mà có lưu lượng thấp thì nhà sản xuất dựa vào khả năng chịu lực của phốt mà tính ra áp lực chịu được của động cơ, còn đối với lượng lớn hơn thì người ta tính trên momen chịu lực xoắn của cốt. Đó là sự lý giải tại sao động cơ lưu lượng lớn thì áp suất lại thấp và công suất cũng thấp hơn.
- Giá trị Lưu lượng: Đây là giá trị mà hầu như mọi người khi chọn động cơ thủy lực điều quan tâm tới nó vì đơn giản nó tác động trực tiếp đến vòng quay đầu ra (vòng/phút).
Ví dụ: Chúng ta có trạm nguồn thủy lực có lưu lượng phát ra 50 lít/phút, chúng cấp cho động cơ thủy lực 400 cc. Vậy số vòng đầu ra sẽ là n = 5000/400 x hệ số tổn thất. Tùy theo loại động cơ thủy lực, áp suất làm việc thì hệ số sẽ khác nhau trong trường hợp động cơ BMR là 15% thì ta tính ra được 10,6 v/phút.
Vậy để xác định được động cơ thủy lực tối ưu bên cạnh lưu lượng chúng ta cần phải xác định được tối thiểu 1 giá trị nữa là áp suất hoặc công suất phải thỏa mãn yêu cầu trên. Việc tính toán lực để tính ra được áp suất motor cần có thể khó đối với một số người. Để đơn giản chúng ta có thể dùng dùng động cơ có công suất hơn sau đó đo thông số rồi nội suy ra sau đó chọn lại loại phù hợp nhất để tối ưu cho thiết bị của mình.
Trong trường hợp Chúng ta cần tốc độ thấp và chịu được lực lớn (công suất lớn) thì có thể kết hợp với hộp giảm tốc để tăng 2 giá trị này lên để phù hợp với nhu cầu.
Xem tất cả