Ngoài các thiết bị thường thấy như: bơm thuỷ lực, van, xi lanh thuỷ lực, động cơ,… thì trong hệ thống thuỷ lực công nghiệp còn có bộ nguồn thuỷ lực – một bộ phận quan trọng không kém.
Đây được coi là một bản mini của hệ thống thuỷ lực, giúp những người mới trong ngành làm quen dễ dàng hơn với hệ thống thuỷ lực.
Bộ nguồn thuỷ lực (hay còn gọi là trạm nguồn thuỷ lực) thường bao gồm các thành phần:
Bộ nguồn thuỷ lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống thuỷ lực. Đây là thiết bị duy nhất chuyển hoá tốt điện năng thành thuỷ năng. Qua đó cung cấp dầu, chất lỏng thuỷ lực cho xi lanh hay các bộ phận thuỷ lực khác hoạt động.
Bộ nguồn này không phải một khối mà kết nối của các bộ phận khác nhau theo một thiết kế nhất định. Nó có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với từng mục đích làm việc, lĩnh vực, quy mô của hệ thống và môi trường làm việc khác nhau.
Ứng dụng của bộ nguồn thuỷ lực rất đa dạng. Nó có thể được dùng trong công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, nhà máy, hay trên chính những con tàu ra khơi….
Có thể có 1 hoặc nhiều hệ thống van trong 1 bộ nguồn tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Van đóng vai trò đảm bảo chất lỏng được dẫn truyền một cách thông suốt trong quá trình hoạt động.
Có rất nhiều loại van với các chức năng khác nhau như: van một chiều, van phân phối, van xả tràn, van chống lún, van an toàn,… Thông thường người ta chia van thành 2 phần: các loại van bắt buộc trong hệ thống và van điều chỉnh. Việc lựa chọn các loại van này sẽ thay đổi theo yêu cầu công việc. Trong đó 3 loại van chính mà hệ thống thuỷ lực nào cũng cần là:
Như tên gọi của nó, thùng dầu có nhiệm vụ chứa dầu/ chất lỏng thuỷ lực. Đồng thời nó còn giải nhiệt, lọc chất bẩn trong dầu trước khi dầu được đưa đến bơm hay xi lanh. Đôi khi đây còn là chỗ để gắn các bộ phận khác lên nhằm tiết kiệm diện tích.
Thùng chứa thường được làm từ các vật liệu có độ cứng cao và chống ăn mòn như tôn 2.3mm hay inox 304. Kích thước của thùng dầu cũng rất khác nhau, từ 30L đến 80L, thậm chí 150L.
Với công năng hút và đẩy dầu đến các thiết bị thông qua ống dẫn, đây được coi là trái tim của cả hệ thống. Bơm có 3 loại thường được sử dụng: bơm piston, bơm cánh gạt, bơm bánh răng với các đặc điểm riêng.
Hay còn được gọi là động cơ thuỷ điện, có nhiệm vụ chuyển hoá dòng điện thành cơ năng để bơm thuỷ lực hoạt động. Tuỳ vào áp suất, lưu lượng, môi trường của hệ thống mà khách hàng sẽ có các lựa chọn động cơ hướng kính, hướng trục, động cơ bánh răng,… Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Để biết loại nào phù hợp với hệ thống thuỷ lực, bạn có thể áp dụng công thức:
HP = (Q x P)/ (1714 x EM)
Trong đó:
Bộ nguồn thuỷ lực có rất nhiều thành phần, vì vậy mỗi thành phần lại cần một số phụ kiện liên quan để đảm bảo hoạt động trơn tru như đồng hồ đo áp suất, lọc dầu, thước nhớt, nút xả dầu,… Trong đó:
Trên đây là cấu tạo chung của các bộ nguồn thuỷ lực thường gặp, hi vọng B2bmart.vn đã giúp được bạn hiểu rõ hơn và chọn mua được bộ nguồn phù hợp.