Những Sự Cố Xi Lanh Thuỷ Lực Thường Gặp Và Cách Khắc Phục

Cập nhật 2021-08-111535

Xi lanh thuỷ lực là động mạch chính của bơm thuỷ lực – trái tim của cả hệ thống. Tuy nhiên “động mạch” này cũng có lúc gặp trục trặc, thường gặp nhất là xi lanh thuỷ lực bị tụt. Mời bạn cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và cách khắc phục.

Nguyên lý hoạt động của xi lanh thuỷ lực

Nguyên lý hoạt động của xi lanh thuỷ lực khá đơn giản: Tại một điểm nhất định, lực được áp dụng chuyển đến một điểm khác bằng cách sử dụng chất lỏng không nén được.

Với nguyên lý hoạt động như vậy nên xi lanh thuỷ lực thường xuyên phải làm việc dưới áp suất lớn, nhiệt độ cao – môi trường làm việc rất khắc nghiệt. Để hiểu hơn về xi lanh thuỷ lực, hãy tìm hiểu thêm qua cách phân loại một số loại xy lanh phổ biến.

Những vấn đề hay gặp phải với xi lanh thuỷ lực

Quá nhiệt

qua nhiet xi lan thuy luc bi tut

Thông thường nhiệt độ làm việc của gioăng/seal là từ  -20 -120 độ C. Môi trường làm việc quá nóng hoặc điều kiện làm việc quá khắc nghiệt khiến cho xy lanh thủy lực quá nóng , điều này làm cho các gioăng phớt bị nứt gãy hoặc mất độ đàn hồi, khiến cho dầu bị rỉ ra bên ngoài ( đầu cần rỉ ra môi trường ) hoặc rò rỉ trong ( tràn áp suất giữa 2 buồng qua piston).

Chất bẩn trong dầu thủy lực

chat ban trong dau thuy luc lam xi lanh bi tut

Các hạt bẩn cứng trong dầu ( mạt sắt, mạt đồng…) lẫn trong dầu dầu thủy lưc, trong quá trình xy lanh vận hành, sự cà sát bề mặt khiến làm xước gioăng, seal, cần … và các thành phần bên trong của xy lanh. Điều này dẫn đến sự mài mòn bề mặt và làm giảm tuổi thọ của xy lanh.

Quá áp

qua ap xi lanh thuy luc bi tut

Vì 1 lý do nào đó (hư van an toàn, áp phản hồi, xung áp suất …), xy lanh thủy lực làm việc quá áp suất thiết kế. Việc này sẽ dẫn tới việc phá hủy các thành phần bên trong hệ thống thủy lực. Thành phần bị phá hủy trước tiên thường là các gioăng/ phớt. Đồng thời việc quá áp có thể làm cong/ gãy cần, ty xy lanh hoặc bục đường dầu.

Dầu thủy lực không phù hợp

da thuy luc khong phu hop

Dầu thủy lực sẽ bao gồm các nhóm chính: Dầu gốc khoáng, dầu gốc ester và dầu gốc Glycol. dầu thân thiện môi trường. Mỗi loại dầu lại có thành phần hóa học khác nhau. Việc sử dụng gioăng, seal của xy lanh không phù hợp sẽ dẫn tới việc ăn mòn hóa học làm hư hại gioăng, seal. Qua đó ảnh hưởng tới tuổi thọ, rò rỉ dầu, mất áp và hiệu quả làm việc. 

Tốc độ làm việc của cần quá nhanh

Thông thường thì tốc độ làm việc của xy lanh nhỏ hơn 0.5m/s (tùy theo thiết kế ). Nếu như tốc độ làm việc của xy lanh vượt qua mức cho phép trong thiết kế, làm mài mòn bề mặt, nóng do ma sát .

Khí xâm nhập vào xy lanh

Vì 1 lý do nào đó (thường do dầu thủy lực bị nhiễm bọt khí cấp vào xy lanh), xy lanh bị nhiễm bọt khí. Điều này sẽ dẫn tới sự vận hành giật cục của xy lanh, xy lanh chịu các xung lực tác động dồn dâp gây mỏi các cơ cấu làm việc, Đồng thời gây ra vấn đề: Diesel effect – Quá trình tự cháy trong dầu do khí hòa trộn với dầu thủy lực ở áp suất và nhiệt độ cao. Thành ra nó sẽ phá hủy xy lanh thủy lực.

Sự chuyển động không thẳng hàng

chuyen dong khong thang hang

Các xy lanh thường được thiết kế cho các chuyển động tịnh tiến thẳng, hoặc trong 1 số trường hợp chuyển động nghiêng nhưng phải gồm các khớp xoay, vì 1 lý do nào đó, hoặc do thiết kế không chuẩn. Xy lanh “cố định“ chuyển động tịnh tiến không thẳng hàng, dẫn tới cần xy lanh chuyển động nghiêng , lúc này sẽ tạo ra 1 lực  lên ty, ty đè nén lên phần seal và gây hư hại seal.

Cách khắc phục các sự cố của xi lanh thuỷ lực

Ngay khi phát hiện ra sự cố, bạn cần dừng hệ thống và tiến hành kiểm tra sớm nhất có thể. Vì xi lanh bị trục trặc sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cả hệ thống thuỷ lực, thậm chí nếu để tình trạng kéo dài có thể làm hỏng hóc lan sang những bộ phận khác.

  • Đầu tiên bạn cần kiểm tra lại van phân phối và van tràn xem các mức cài đặt đã phù hợp chưa. Nếu xi lanh bị lọt khí thì cần phải xả hết không khí bên trong hệ thống thuỷ lực. Đồng thời kiểm tra dầu/nhớt còn đạt độ nhớt phù hợp không, nếu không đạt thì phải thay mới.
  • Tiếp đến bạn kiểm tra khả năng vận hành của xi lanh thuỷ lực bằng các thiết bị kiểm tra với áp 2-3 bar. Bên cạnh đó cũng phải điều chỉnh lại mức độ làm việc, tải áp để tránh hệ thống bị quá tải khiến tuổi thọ xi lanh bị rút ngắn.
  • Khi xuất hiện trục trặc, một trong những điều bạn cần lưu ý là kiểm tra lại phản lực, xi lanh và tải có đồng trục không, piston, cần xi lanh có cong hay trầy xước, bụi bẩn không và tìm phương án khắc phục.
  • Bên cạnh đó cần phải kiểm tra kỹ các gioăng phớt nếu xi lanh thuỷ lực bị tụt. Chỉ một vết xước nhỏ hay nhiệt độ không phù hợp cũng có thể gây đến biến dạng, hỏng gioăng phớt và cần thay mới.
  • Một phương án nữa bạn cũng cần cân nhắc là gắn thêm van khoá (van chống lún) cho xi lanh. Lưu ý khi lắp van chống lún là giá trị của van phải được thiết lập phù hợp với cường độ làm việc của xi lanh.
  • Khi xy lanh thường xuyên xảy ra sự cố liên tục, kiểm tra lại phần cơ khí, chất lượng dầu thủy lực, và độ tương thích dầu…

Trên đây là một số sự cố thường gặp ở xi lanh thuỷ lực và cách khắc phục nhanh nhất mà B2bmart.vn tổng hợp. Nếu bạn không tự xử lý được khi hệ thống thuỷ lực gặp trục trặc, hãy liên hệ với cơ sở uy tín để tránh tổn thất nặng nề hơn.

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team