07 Dạng Hỏng Của Đầu Bơm Dầu Thuỷ Lực (P2)

Cập nhật 2021-08-11481

Các bộ phận của đầu bơm thủy lực mặc dù được chế tạo từ vật liệu có độ bền cao, chống ăn mòn và oxy hóa tốt. Nhưng đối mặt với môi trường khắc nghiệt, áp lực trong quá trình hoạt động lớn cũng sẽ khiến công suất của bơm thủy lực có thể bị giảm đi.

Trong bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu 03 dạng hỏng thường gặp của bơm thủy lực là: Xâm thực, mài mòn bề mặt, bơm bị rò rỉ. Vì thế trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ ra 4 dạng hỏng còn lại gây tổn hại đến bơm thủy lực của bạn nhé.

>> Xem thêm: 07 dạng hỏng của đầu bơm dầu thủy lực (P1)

Đầu bơm thủy lực bị trầy xước bề mặt làm việc

Bề mặt làm việc của đầu bơm dầu thủy lực bị trầy xước là sự cố tiếp theo chúng tôi muốn bạn biết. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hệ thống thủy lực hoặc dầu nhớt bị bẩn, có cặn. Cặn này khiến bề mặt bơm bị trầy xước  trong quá trình làm việc.

  • Dầu, nhớt bẩn do nguồn dầu không được lọc sạch, không đạt chất lượng trước khi đưa vào thùng, bể chứa để phục vụ cho hệ thống làm việc.
  • Hệ thống thủy lực bị bẩn nguyên nhân có thể do chưa được vệ sinh sạch trước khi lắp đặt nên vẫn bám bụi,… Chúng ta cần kiểm soát kỹ lưỡng trong quá trình di chuyển, lắp ráp để hạn chế có chất bẩn rơi vào thiết bị.

Sau khi làm việc trong thời gian dài các hạt kim loại, mạt sắt sẽ bị bong tróc và di chuyển theo dòng lưu lượng đi khắp hệ thống. Vấn đề đáng ngại xảy hơn khi áp suất cao, các chi tiết máy sẽ bị sát với các hạt kim loại tạo ra ma sát lớn, đồng thời hình thành các các vết xước ngang dọc và dần phá hủy bề mặt làm việc của bộ phận đó.

Sự cố được diễn giải như sau: trước tiên, nếu là các hạt kim loại, mạt sắt nhỏ chúng sẽ tàn phá lớp bề mặt trước. Lớp này được thấm các kim loại màu và nhiệt luyện cho nên đây là lớp bảo vệ tốt nhất của chi tiết máy. Lớp bảo vệ này bị phá hủy, chi tiết máy sẽ nhanh chóng bị xuống cấp.

Nếu là vết xước sâu sẽ xuất hiện tình trạng bị rò rỉ. Ngoài ra, gioăng phớt thủy lực cũng sẽ bị trầy, xước cho nên chúng không thể làm kín được nữa.

Đây là một sự cố rất nguy hiểm, để hạn chế tối thiểu tình trạng này xảy ra, người dùng hãy kiểm tra kỹ càng trước khi thực hiện lắp bất kỳ chi tiết nào của đầu bơm thủy lực và thay lọc dầu thường xuyên.

Quá tải khiến đầu bơm dầu thủy lực bị hư hại nghiêm trọng

Quá tải bơm bao gồm cả công suất và thời gian làm việc. Hiện tượng đầu tiên khi quá tải xảy ra là bơm sẽ bị hư hại, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của các bộ phận khác của hệ thống.

Các kỹ sư phần lớn sẽ lựa chọn bơm lắp vào bộ nguồn hay trạm nguồn mini theo quy tắc là bơm thủy lực có công suất làm việc khoảng 70% – 80%. Nếu bị quá tải trong thời gian dài, khi hoạt động bơm sẽ không hút và đẩy dầu cũng như tạo ra áp lực cần thiết khi nâng.

dau bom dau thuy luc bi hong

Ngoài ra, một vài hệ thống không có van một chiều sẽ xảy ra hiện tượng bơm quay ngược lại do áp lực ngược từ phía tải trọng. Các sự cố này đều góp phần làm bơm bị xuống cấp và hư hỏng nhanh chóng.

Khi làm việc với cường độ lớn, lượng nhiệt sinh ra khiến hệ thống không kịp làm mát bằng nước hoặc quạt tản nhiệt. Các gioăng phớt sẽ bị nhiệt làm giãn và không còn giữ được độ đàn hồi ban đầu nên không giữ kín được các bộ phận cần thiết.

Tuy nhiên, sự giãn nở của kim loại mới là điều đáng lo nhất. Ví dụ như ống xi lanh với bề mặt piston sẽ tạo ra một khoảng cách nhất định đối với bơm piston, tương tự là vỏ bơm và đỉnh răng của bơm bánh răng thủy lực.

Sự giãn nở kim loại làm các khe hở nhỏ biến mất làm ma sát tăng, nhiệt độ lớn, xuất hiện sự ăn mòn, bơm sẽ bị hư hỏng. Vấn đề sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu bơm sử dụng dầu có mạt sắt hoặc dầu bẩn. Một mối lo nữa khi nhiệt độ tăng nguy cơ một bộ phận rất quan trọng của bơm là trục bơm bị hỏng, gãy là rất cao.

Bơm bị hỏng do hoạt động không tải

Đây là tình trạng bơm vẫn được cung cấp dầu để làm việc nhưng không sinh công.

Nhiều quan điểm chưa chính xác cho rằng bơm chạy không tải sẽ không ảnh hưởng đến độ bền, không có sự cố hay vấn đề gì xảy ra. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Trong cấu tạo của bơm piston, bơm bánh răng có một lớp màng dầu giữa đĩa phân phối và block xi lanh hoặc trục bơm và bích số 08. Chức năng của màng nay là giảm sự ma sát.

Trong khi đó, lực ly tâm lớn, bơm hoạt động với tốc độ lớn kèm theo tình trạng chạy không tải khiến lớp màng bị phá vỡ. Tình trạng ăn mòn sẽ xảy ra do các bề mặt bơm ma sát với nhau.

Lắp ngược làm bơm bị rò rỉ

su co bom dau thuy luc

Bơm có cấu tạo đối xứng, khi hoạt động có thể chuyển qua động cơ thủy lực và ngược lại. Khách hàng có thể thuận lợi rắp thuận hoặc ngược bích số 08, đổi vị trí các bánh răng. Nhưng sự cố sẽ xảy ra ngay khi bơm hoạt động.

Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những vị trí thuận và nghịch, có thể đánh dấu lại bằng bút dễ nhận biết hơn. Xâm thực và rò rỉ rất dễ xuất hiện khi bơm bị lắp ngược. Khi lắp ráp, chúng ta có thể lấy vỏ bơm để làm mốc, cầm lấy trục của bánh răng chủ động quay theo chiều kim đồng hồ khi lắp bánh răng vào trục. Vùng ra khớp được lắp bên cửa hút.

Vậy là B2bmart.vn đã tổng hợp cho mọi người 07 dạng hỏng thường gặp ở đầu bơm dầu thủy lực. Qua đó bạn có thể thấy, bơm thủy lực phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, áp lực lớn cho nên các hỏng hóc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách, kịp thời khắc phục thì tuổi thọ và năng suất làm việc của bơm sẽ được kéo dài hơn.

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team