Ưu Điểm Khi Sử Dụng Đầu Nối Hệ DIN2353

Cập nhật 2021-08-12326

Trong hệ thống đường ống dẫn nói chung và đường ống dẫn thủy lực nói riêng, tồn tại rất nhiều hệ ren. Phổ biến trong đó là các hệ ren: BSPP – làm kín Côn 60, JIC – làm kín côn  37 độ, JIS – làm kín côn 30 độ, ORFS – làm kín bằng mặt phẳng, DIN 2353 – làm kín bằng mặt côn 24… Trong đó hệ DIN 2353 càng ngày càng được sử dụng rộng rãi và ưa chuộng hơn cả. Lý do là gì? từ kinh nghiệm thực tế và thông tin của các anh em trong nghề, hôm nay mình tổng hợp lại và chia sẽ các ưu điểm khi sử dụng ren hệ DIN2353.

Hệ ren DIN2353 đặc biệt hữu ích khi chúng ta cần nối ống cứng vào ống mềm

Chỉ có sử dụng hệ DIN2353 chúng ra mới có thể nối ống cứng vào ống mềm 1 cách nhanh nhất và tối ưu nhất.

duong ong dan thuy luc

Hình 1.1 . Đường ống dẫn gồm cả ống cứng và ống mềm

ong noi dung he din 2353 con 24

Hình 1.2. Nối ống cứng vào ống mềm sử dụng hệ DIN2353 côn 24

Ví dụ như 1 đường ống như trên, chúng ta dùng hệ JIC- Côn 37, BSPP- côn 60 – thì đầu ống chúng ta phải mang đi loe 37/60 độ và sử dụng thêm các “support sleeve”. Điều này khá là phức tạp, tốn thời gian và đội chi phí. Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng hệ DIN2353 thì việc nối ống cứng và ống mềm chỉ cần dùng cà lê mỏ lết đi siết bu lông là xong.

Hệ DIN2353 chia ra 3 dòng áp suất khác nhau là LL, L, S

Các hệ ren khác chỉ có 1 loại duy nhất dùng chung cho các dải áp suất. Việc này sẽ gây lãng phí khi chúng ta dùng cho áp suất thấp và không đủ khi chúng ta dùng cho áp suất cao. Đơn cử hệ JIC – côn 37, chúng ta dùng cho áp 10 bar hay 200 bar cũng là dùng chung 1 đầu. Trong khi đó khi dùng hệ DIN2353, áp 10 bar chúng ta dùng hệ LL, áp 100 bar chúng ta dùng hệ L và áp (lên tới 800 bar) chúng ta dùng hệ S. Việc tùy chọn này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm chi phí, trọng lượng máy và thiết bị.

kich co ren va ap suat lam viec cua dai jic va l/s din 2353

Kích cỡ ren và áp suất làm việc của đầu JIC  – So sánh với L/S din2353 

Sử dụng  hệ ren DIN2353 không bị cháy ren, tòe đầu côn khi siết

Khi chúng ta sử dụng hệ JIC / BSPP… thì khả năng xiết quá lực làm tòe đầu côn là rất cao. Đặc biệt khi tay nghề công nhân thấp và trang thiết bị hỗ trợ còn thiếu thì trường hợp này không còn xa lạ.

bang luc siet cua he ren

Hình 1.2. Bảng tham chiếu lực xiết của các hệ ren

Hệ DIN2353 khả năng làm kín gần như tuyệt đối trong các điều kiện làm việc rung động

Các hệ JIC/ BSPP làm kín bằng mặt côn, khả năng rò rỉ sẽ tùy thuộc vào chất lượng vật liệu và những chính xác gia công. Do đó hiện tượng rỉ dầu khi vận hành diễn ra thường xuyên. Đặc biệt là trong các hệ thống đường ống rung lắc nhiều, những đường ống có trọng lượng lớn (ống to và nặng) thì quá trình rung giật và trọng lượng ống sẽ làm đầu côn bị méo, xước gây rò rỉ.

Các đầu ống mềm DIN2353 làm kín bằng O-RING. Biên độ biến dạng và đàn hồi xung lực tốt, do đó làm kín tốt hơn.

Hệ DIN2353 Tối thiểu chi phí bảo trì, thay thế

Các hệ ren khác, làm kín bằng côn, khi đầu côn bị xước, tòe gây rò rỉ thì phải thay nguyên cả 1 ống dây. Nhưng khi sử dụng đầu DIN2353, sau thời gian làm việc các O-RING bị hư hỏng gây rò rỉ, chúng ta chỉ cần thay O-RING .

Chịu lực và chịu tải trọng ống tốt

Đối với các đường ống có kích thước lớn và nặng, hệ DIN2353 là lựa chọn thích hợp nhất. Vì 2 lý do:

+Do bề mặt làm kín 24 độ và diện tích tiếp xúc 2 bề mặt lớn hơn. Do đó chịu tải trọng ống tốt.

+ Đối với đường ống lớn, lúc này đai ốc xiết chịu lực cũng phải lớn, đối với các hệ ren khác như JIC, BSPP… Có thể người công nhân lắp đặt không đủ sức để xiết hoặc phải dùng các công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên khi ta dùng hệ DIN2353 thì việc nối ống to/ lớn khá là dễ dàng và thuận tiện.

Chuẩn hóa và tối thiểu “ bất đồng ngôn ngữ “

Khi chúng ta chọn đầu ống, giả sử dùng hệ JIC, chúng ta hay gọi là gì: đầu code 04, code 06, code 08…. hay đầu số 4. Số 6… việc này có thể phù hợp với các cơ sở bấm ống thủy lực hay các quy ước miệng giữa người bán và người mua.  Tuy nhiên trong ký hiệu bản vẽ hay trong tài liệu kỹ thuật thì lại khó khăn trong việc xác định và đồng bộ. Vì trong bản vẽ hay tài liệu ren JIC sẽ được ghi là: 7/16-20 -UNF, 9/16-18 UNF , 1-1/16-12 UNF…. 

Việc này sẽ gây rối và dễ gây “ bất đồng ngôn ngữ” dẫn đến sai sót khi bấm đầu. Trong khi nếu chúng ta dùng hệ DIN 2353, Côn 24 thì chỉ thể hiện là bấm đầu 10L , 10S, 8S…  là đồng bộ từ bản vẽ tới người bóp ống.  Hơn nữa  các con số này sẽ được ghi trực tiếp ở trên bu lông nên khả năng sai sót là rất thấp.

Trên đây là 1 số ưu điểm của hệ ren DIN2353 mà B2bmart.vn tổng hợp lại. Do hiện nay hệ JIC côn 37 khá là phổ biến và dễ tìm tại Việt Nam cho dù là ở các vùng sâu vùng xa. Nên 1 trong số chúng ta vẫn còn đang lưỡng lự trong thiết kế.

Tuy nhiên do các ưu điểm của đầu nối DIN2353 nên trong thời gian sắp tới, các hãng sản xuất, các nhà phân phối sẽ dần phổ cập các đầu DIN2353, việc tìm kiếm đầu DIN2353 sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt là do đặc tính bảo trì  chỉ cần thay O-RING khi rò rỉ đầu.

Vì vậy, nếu chúng ta sử dụng các ống thủy lực chất lượng, việc bấm ống chuẩn xác, thì nếu ko do tác động phá hủy ngoại quan. Chúng ta chỉ cần lưu kho và cấp 1 số O-RING tiêu chuẩn cho “ End-user” là đủ cho việc bảo trì, xử lý sự cố nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team