Làm Gì Khi Xi Lanh Thuỷ Lực Bị Tụt ?

Cập nhật 2021-08-183208

Một trong những vấn đề của hệ thống thủy lực khiến rất nhiều người dùng phải băn khoăn, trăn trở, đó chính là sự cố xi lanh thủy lực bị tụt. Thấu hiểu được khó khăn trên, trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp các lỗi khiến xi lanh thủy lực bị tụt giảm năng suất. Đồng thời, đề ra những giải pháp giúp các bạn khắc phục lỗi một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân  khiến xi lanh thủy lực bị tụt

Xi lanh bị trầy xước, cong vênh, nứt, biến dạng

Xi lanh thủy lực với chức năng biến chuyển năng lượng dầu được cung cấp thành động năng. Lực ở đầu cần hỗ trợ các nhiệm vụ như ép, nén, đẩy, kéo…Bên cạnh đó, tùy theo từng quy mô và cấu trúc mà hệ thống sẽ có một hoặc nhiều hơn các loại xi lanh làm việc được bố trí tại các vị trí khác nhau.

Vì thế, nếu việc xi lanh bị trầy xước, cong vênh, nứt, biến dạng sẽ gây ảnh hưởng đến cả toàn bộ hệ thống, máy móc, dây chuyền một cách nghiêm trọng. Ngoài việc làm giảm năng suất mà còn khiến hư hại các thiết bị, trường hợp tệ nhất là không thể tiếp tục hoạt động tiếp.

Nguyên nhân

  •  Tác động của ngoại lực: Môi trường xung quanh tác động khiến cho xi lanh bị biến dạng, trầy xước, cong vênh, nứt.
  • Trong quá trình lắp đặt, bố trí, các xi lanh bị va chạm, thậm chí bị sai chiều hoặc sai vị trí.
  • Dị vật xâm nhập: Có dị vật xâm nhập vào cần xi lanh.
  • Dầu thủy lực chất lượng kém, chứa nhiều tạp chất.
  • Quá tải: Nếu tải trọng vượt khả năng cho phép của xi lanh sẽ dễ khiến xi lanh bị biến dạng.
  • Tác dụng nhiệt: Xi lanh cũng có thể bị biến dạng do phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
  •  Rò rỉ trong : do phớt piston bị hư, dầu áp lực rò rỉ giữa 2 buồng xy lanh
  • Áp lực làm việc ko đủ, hoặc van chống lún , phân phân phối bị rò rỉ 

xi lanh thuy luc bi hong

Xi lanh thủy lực bị hỏng

Cách khắc phục

  • Đối với những xi lanh bị tác động ngoại lực tì đè khiến nó bị cong, vênh thì cần kiểm tra cẩn thận để loại bỏ những yếu tố đó càng sớm càng tốt.
  • Xem xét kết cấu cơ khí và lắp đặt đúng theo quy cách lắp đặt của xy lanh. Việc bố trí lắp đặt sai không chỉ làm xi lanh thủy lực bị tụt mà còn tiêu tốn nhiều thời gian.
  • Với các dị vật xâm nhập vào xi lanh, cần vệ sinh để loại bỏ và tìm biện pháp ngăn ngừa sớm nhất.
  • Xử lý dầu thủy lực bị cặn: Đối với hệ thống chưa lắp đặt lọc dầu thì cần tiến hành lắp bộ lọc dầu tại các vị trí quan trọng (thùng dầu, cửa hút của bơm…). Chú ý vệ sinh định kỳ lưới lọc của những lọc dầu này.Thêm vào đó, khách hàng nên thay dầu thủy lực nếu quá hạn hoặc chất lượng dầu không đảm bảo.
  • Phải tính toán hạ tải trọng hoặc tìm xi lanh có đặc điểm phù hợp về nguyên liệu, kích thước, hành trình để chắc chắn không bị vấn đề quá tải.
  • Kiểm tra và thay thế phớt piston.
  • Kiểm tra van áp suất, van phân phối và van chống lún…

Xy lanh bị kêu, rung, giật, không hoạt động

Sự cố khiến xi lanh thủy lực bị tụt này rất dễ gặp trong quá trình xi lanh thủy lực hoạt động. Thế nhưng nguyên nhân này do đâu và cách khắc phục thế nào là hợp lý, các bạn hãy xem tiếp phần dưới đây nhé! 

Nguyên nhân

  • Dầu có khí khiến cho xi lanh bị ảnh hưởng dẫn đến rung, giật.
  • Hiện tượng xâm thực.
  • Gioăng phớt không phù hợp: Gioăng phớt kích cỡ to hơn hoặc nhỏ hơn khiến cho xi lanh bị kêu.
  • Lưu lượng mất ổn định: Nguyên nhân chính là do bơm hoặc hệ thống đường ống bị rò rỉ khiến cho xi lanh ra không đều.
  • Một số vấn đề của hệ thống thường gặp như: Van lắp đặt không đúng cách hay bị ngược chiều. Ốc bị lỏng, không được siết chặt. Bơm bị ngược chiều và đường ống lắp không đúng quy cách.
  • Áp suất cung cấp cho xi lanh mất đi sự ổn định: Áp suất quá lớn hoặc quá nhỏ và thường xuyên tăng giảm bất bình thường.
  • Xi lanh bị biến dạng: Khi kiểm tra hiện trạng, phát hiện xi lanh bị biến dạng khi xi lanh tịnh tiến thì đường ống dầu xoắn lại.
  • Nguyên nhân cuối cùng là do kết cấu cơ khí ảnh hưởng đến hoạt động của xi lanh thủy lực.

xi lan thuy luc khong hoat dong

Xi lanh thuỷ lực không hoạt động đang được sửa chữa

Cách khắc phục

  •  Cần phải tiến hành xả khí trong hệ thống.
  • Hiện tượng xâm thực có nhiều lý do gây nên, vì vậy cần phải tìm hiểu cặn kẽ để loại bỏ từng nguyên nhân một.
  • Tìm loại gioăng phớt có kích thước và chất liệu phù hợp với xi lanh. Thông thường, người ta sẽ ưu tiên chọn loại có chất liệu cao su đàn hồi và được tăng gân cứng như Teflon.
  • Nếu bơm thủy lực bị hỏng gây tình trạng rò rỉ, cần sửa chữa kịp thời hoặc thay thế bơm mới phù hợp hơn. Đồng thời, hệ thống đường ống dẫn phải cắt bỏ đoạn bị thủng, vỡ, nối ống hoặc thay thế ống mới.
  • Đối với các lỗi hệ thống liên quan tới lắp đặt: Cần tháo và lắp lại theo đúng chiều, đúng quy cách, kết hợp với việc điều chỉnh chặt các ốc vít, bố trí lại đường ống một cách hợp lý.
  • Tính toán thật kỹ để lựa chọn xi lanh phù hợp với áp suất của hệ thống và đảm bảo tải trọng làm việc ổn định nhằm hạn chế việc xi lanh thủy lực bị tụt.

Cách sử dụng xi lanh thủy lực hiệu quả

bao tri xi lanh dinh ky

Bảo trì xi lanh định kỳ để tăng tuổi thọ

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team