Các Thiết Bị Nâng Thuỷ Lực Phổ Biến Hiện Nay

Cập nhật 2021-08-27578

Đúng như tên gọi, Thiết bị nâng thủy lực là một thiết bị sử dụng thủy lực để nâng hạ vật nặng. Dựa vào mục đích và tính năng làm việc, trên thực tế, chúng ta sẽ phân chia thiết bị nâng thành 5 nhóm :

Nhóm 1:  Table lift – Bàn nâng – dạng này thường được sử dụng trong nhà máy, xí nghiệp, cơ quan… Với mục đích nâng hạ các vật nặng theo phương thẳng đứng và tại những vị trí cố định.  

table lift ban nang
                                                                                  Table lift – bàn nâng

Nhóm 2: Fork lift – Xe nâng hàng –  Thường được dùng trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan với mục đích để nâng hạ và di chuyển các vật nặng tới các vị trí khác nhau.

Fork lift xe nang hang
                                                                                           Fork lift – xe nâng hàng   

Nhóm 3: Personnel Lift – Xe nâng người – Được thiết kếđể nâng người lên cao với nhiều mục đích như: xe hái hoa quả, xe sửa chữa điện, cứu hộ…

personnel lift xe nang nguoi trong sua chua cuu ho
                                       Personnel lift xe nâng người – dùng trong sủa chữa điện, cứu hộ

Nhóm 4: Medical lift – Thường được sử dụng trong ngành y tế, với mục đích di chuyển, nâng hạ người tàn tật, người già, thang máy y tế ….

medical lift xe nang nguoi
                                                                      Medical lift – xe nâng người dùng trong y tế                            

Nhóm 5: Crane   cẩu thủy lực

crane cau thuy luc
                                                                                            Crane – cẩu thuỷ lực                                                              

Trên thực tế hiện nay tại Việt Nam, chúng ta thường xuyên thấy 4 nhóm chính là Table lift, Fork lift và Personnel lift, crane. Do đó hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các sự cố và lưu ý sửa chữa cho từng loại nhé .

Phần 1 : Tìm Table Lift  – Bàn nâng hạ thuỷ lực

Bàn nâng được sản xuất với mục đích nâng hạ các vật nặng ở những vị trí cố định.  Và được ứng dụng cho nhiều trường hợp khác nhau như :

ung dung cua ban nang ha thuy luc

ung dung cua ban nang ha thuy luc

Và rất rất nhiều các ứng dụng khác trong sản xuất và trong cuộc sống. 

Về nguyên lý cấu tạo. Các bàn nâng hiện nay được thiết kế theo dạng “Cây kéo“ – Hay chúng ta thường gọi là “Bàn nâng cây kéo” – Scissors Lift. 

Tại sao bàn nâng thủy lực lại được thiết kế dạng cây kéo ?

Vì sử dụng bàn dạng cây kéo giúp bàn nâng gọn gàng ít tốn diện tích, đồng thời cũng giúp cho tối ưu hóa chiều cao khi nâng và chiều thấp khi hạ.

Việc sử dụng nguyên lý cây kéo giúp gia tăng khả năng chịu lực, phân bổ tải trọng qua đó giúp nâng được vật có khối lượng nặng hơn

Kiểm soát tốc độ nâng/ hạ tốt hơn qua đó đảm bảo an toàn và chính xác khi làm việc 

Phân loại bàn nâng chúng ta phân làm 2 nhóm chính

Bàn nâng

Ta dùng bàn nâng với mục đích nâng vật nặng lên cao

        cac loai ban nang thuy luc

Bàn nâng thường được cấu tạo từ 5 thành phần chính : 

(1) Mặt bàn để đặt vật cần nâng. 

(2) Đế chịu lực.

(3) Chân nâng dạng cây kéo.

(4) Xy lanh thủy lực.

(5) Hệ thống thủy lực.

Ngoài ra, trong 1 số trường hợp cần nâng vật nặng lên rất cao. Người ta sẽ còn sử dụng thêm nhiều chân nâng cây kéo nối tiếp lại với nhau 

Bàn hạ 

Sử dụng bàn hạ với mục đích hạ vật nặng từ cao xuống (hạ xuống hầm).

Về nguyên lý thì bàn hạ  cấu tạo cũng tương tự như bàn nâng. Tuy nhiên trong trường hợp này xy lanh sẽ được thiết kế để đặt ở giữa chân cây kéo và đế chịu lực có thể trượt định hướng được.

ung dung cua ban hạ thuy luc
                                                    Ứng dụng của bàn hạ thuỷ lực

Nguyên lý cấu tạo và hoạt động

Bàn nâng

cau tao cua ban nang thuy luc
                                                        Cấu tạo của bàn nâng thuỷ lực

Bàn nâng gồm 5 thành phần: Mặt bàn để đặt vật cần nâng, đế chịu lực, chân nâng dạng cây kéo, xy lanh thủy lực, hệ thống thủy lực.

  • Mặt bàn nâng:  Có thể có nhiều kiểu khác nhau, chiều dày và bề rộng khác nhau phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể . Tuy nhiên thường thì sẽ không được hàn các thanh chắn lên bàn nâng để dễ dàng cho việc đặt/ hạ vật nặng .
  • Đế chịu lực: Đế chịu lực được thiết kế để đỡ toàn bộ trọng lực của bàn nâng, ngoài ra đế còn phải có đường dẫn cho các con lăn ở dưới chân của Chân nâng cây kéo (2).
  • Chân nâng dạng cây kéo: phần đầu nối với Mặt bàn nâng, phần giữa nối với Ty Xy lanh , chân gắn vào Đế chịu lực. Việc nâng/ hạ của xy lanh làm Chân nâng giãn ra hay xẹp lại qua đó nâng hoặc hạ Mặt bàn nâng so với vị trí của Đế chiu lực.      

                          cau tao chi tiet cua ban nang thuy luc

  • Xy lanh Thủy lực: Đa phần xy lanh thủy lực  sử dụng trong ứng dụng này là xy lanh thủy lực 1 chiều. Nâng vật nặng lên bằng lực đẩy của xy lanh – áp lực  dầu , tự hồi về bằng trọng lực của vật nặng
  • Hệ thống thủy lực 

cau tao cchi tiet cua ban nang thuy luc

                                                                            Sơ đồ thủy lực cơ bản cho Bàn Nâng thủy lự

Như trên là sơ đồ mạch thủy lực cơ bản cho Bàn Nâng thủy lực

Khi mô tơ điện (2) khởi động.  Bơm (1) cấp áp suất vào cổng P – nối vào xy lanh , Lúc này xy lanh nâng bàn nâng nâng vật nặng  lên đến vị trí mong muốn . Tắt mô tơ điện , Van 2/2 ( 4) khóa dòng dầu lại giúp bàn nâng giữ vật nặng ở vị trí cố định .

Van an toàn ( 3) giúp tùy chỉnh áp lực trong trường hợp thay đổi tải trọng của vật nặng.

Khi cần hạ bàn nâng xuống, ta tác động vào van 2/2 (4) . Lúc này dòng dầu sẽ thoát về bể qua van 2/2 (4) và van tiết lưu (5) – Van tiết lưu mục đích là lưu lượng dầu hồi về qua đó chỉnh tốc độ hạ xuống của tải tránh trường hợp hạ tải đột ngột.

Những sự cố thường gặp và cách xử lý

Bàn nâng không nâng khi khởi động. 

  • Mô tơ điện ( 3 phase) đấu sai, mô tơ điện quay ngược chiều -> kiểm tra chiều quay của mô tơ n
  • Bơm thủy lực không cấp dầu -> kiểm tra đồng hồ đo áp và mức dầu.
  • Tải trọng quá lớn -> kiểm tra tải trọng và cơ cấu cơ khí.

Bàn nâng nâng chậm hơn so với bình thường

  • Điện áp cấp không đủ công suất-> đo lường và điều chỉnh  lại dòng điện cấp
  • Dầu thủy lực đang nhiễm bọt khí -> kiểm tra và thực hiện việc xả khí , châm dầu

Bàn nâng hạ chậm hơn so với bình thường.

  • Van tiết lưu chỉnh quá chặt-> kiểm tra, căn chỉnh hoặc thay van tiết lưu mới .
  • Tải trọng quá nhẹ -> kiểm tra tải trọng và cơ cấu cơ khí 
  • Van 2/2 – cuộn coil bị hư hoặc mất công suất – > kiểm tra và thay coil mới

Bàn nâng không nâng lên hết cỡ được

  • Dầu thủy lực không đủ -> kiểm tra và thay dầu mới.
  • Phần cơ khí có sự cố -> kiểm tra phần cơ khí

Bàn nâng cà giật

  • Khí nhiễm vào dầu -> kiểm tra và xả khí.

B2bmart.vn vừa giới thiệu và cung cấp các thông tin cần thiết về thiết bị nâng/ hạ thuỷ lực. Hy vọng qua đây mọi người sẽ hiểu thêm về thiết bị này cũng như tầm quan trọng của nó trong đời sống hằng ngày.

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team