Do đặc tính của dầu là chất lỏng có chỉ số nén rất cao (coi như không nén được), do đó đối với các hệ thống thủy lực cao áp khi xảy ra sự quá áp gây bục đường ống thì dầu chỉ phụt ra ngoài.Trong trường hợp áp suất tĩnh thì khi phụt dầu ra thì nhanh chóng trở về tình trạng an toàn. Tuy nhiên , đối với hệ thống khí gas hay khí nén có áp suất lớn mà xảy ra sự cố bục, nổ đường ống thì cực kỳ nguy hiểm.
Ở đây chúng ta đề cập tới việc nạp khí nito cho bình tích áp, một bình khí nito có áp suất tầm 3000 psi ( 200 bar). thì khối lượng khi nito được nén vào trong bình 1 lượng gấp 200 so với áp suất khí quyển. Nếu bị “ nổ” và giải phóng ra thì sẽ sinh ra 1 lượng năng lượng cực lớn và mức phá hủy rất là khủng khiếp.
Do đó để đảm bảo sự an toàn khi nạp khí nito là vô cùng quan trọng, Chúng ta phải cực kỳ thận trọng trong quá trình nạp khí, tránh rò rỉ khi nối đường ống, vỡ các đầu ren hay những sự cố không đáng có khác. Đồng thời bình tích áp thủy lực có phần khí nito cũng cần được kiểm tra thường xuyên để giảm thiểu các nguy cơ.
Viêc nạp khí vào bình tích áp chỉ được sử dụng các loại khí trơ như là Nito. Không được sử dụng khí tự nhiên, ô xi vì nguy cơ cháy nổ cao. Trước khi thực hiện việc nạp khí, phải đảm bảo không có áp thủy lực tác động vào bình tích áp, đặc biệt là với các bình tích áp dạng túi ( bladder accumulator) . Bình trữ khí nito dạng piston phải để thẳng đứng khi lưu kho. Đồng thời phải được xích hay cột chặt, tránh nghiêng đổ, lật.
Khi không sử dụng bình ni tơ, phải đảm bảo khóa chặt các van và các nắp bảo vệ. Tháo các ống dây sạc khí ra để tránh các nguy cơ rò rỉ và tránh các tác động vào đường ống gây bục mối nối, Đặc biệt lưu ý là phải đảm bảo các van đã được khóa chặt trước và sau khi tháo ống sạc. Chúng ta cần hình thành thói quen kiểm tra các núm vặn bảo vệ sau khi đã sạc khí xong và trước khi cất bình khí vào kho.
Trước khi sạc khí vào bình tích áp, cần phải đặt nắp bảo vệ ở vị trí an toàn tránh rơi rớt gây hư hỏng, đảm bảo nắp bảo vệ phải nguyên vẹn trước khi lắp vào bình khí nito. Trước khi nối dây sạc cần dùng tay để kiểm tra độ chặt của các van xả. Khi nối dây sạc cần phải được kiểm tra bằng cách sử dụng cà lê xiết, tác động vào các bu long để đảm bảo các nắp bu lông đã được lắp chặt . Chỉ khi nào hoàn thành việc nối dây sạc khí mới được tiến hành việc xả khí qua các van trên bình nito.
>> Xem thêm: Tác dụng của bình tích áp trong hệ thống thuỷ lực.
Sau khi hoàn thành việc nối dây sạc, chúng ta thực hiện xả khí thông qua các van. Van chai khí được lắp chặt nhưng không nên chặt quá. Khi đảm bảo đường dẫn và các mối nối an toàn, không bị xì khí, Chúng ta mở dần van chai khí và van chock (nếu được trang bị ). Nếu trong bình tích áp có áp suất thì áp suất này sẽ được hiển thị trên đồng hồ. Bây giờ chúng ta mở van nạp khí nito 1 cách từ từ (đảm bảo là áp suất trong bình nito lớn hơn áp suất khí nito trong bình tích áp ) thì lúc này áp suất khí trong bình tích áp tăng lên. Khi đạt được áp suất sạc mong muốn, chúng ta khóa các van lại.
Lưu ý là áp hiển thị trên đồng hồ áp thường sẽ cao hơn trong thời điểm mở van, Để đảm bảo việc nạp khí là chính xác. Chúng ta mở lại van chock để hiển thị áp suất nạp. Nếu áp suất nạp vào bình tích nhỏ hơn, thực hiện lại các quy trình trước đó 1 cách từ từ vì nó sẽ có độ trễ hiển thị trên đồng hồ.
Sau khi hoàn thành áp cài đặt. Kiểm tra lại để đảm bảo các van đã được đóng chặt, và sau đó tháo dây sạc ra khỏi bình tích áp. Và tiếp đó là tháo dây sạc khỏi bình nito. Dùng tay/ công cụ để kiểm tra lại việc khóa chặt các van thêm 1 lần nữa trước khi đóng nắp đậy bảo vệ
Trên đây là những lưu ý để đảm bảo an toàn khi nạp khí nito vào bình tích áp. Hy vọng những kiến thức B2bmart.vn tổng hợp sẽ giúp ích cho mọi người.