Như ta đã biết, găng tay bảo hộ lao động được sử dụng với mục đích bảo vệ bàn tay của người vận hành. Găng tay bảo hộ có nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau như: bảo vệ đôi tay tránh các vết cắt, vết bỏng, xử lý, bảo vệ nhiệt, vật liệu điện môi và hóa chất, chống lại cái lạnh…
Găng tay bảo hộ
Chọn găng tay bảo hộ như thế nào là đúng cách?
Trong môi trường công nghiệp, ta có thể phải đối mặt với các rủi ro như rủi ro cơ học (nghiền nát, cắt), rủi ro nhiệt (nóng, lạnh), rủi ro hóa chất (xử lý hóa chất hoặc hỗn hợp tinh khiết), rủi ro điện (điện giật)
Do đó ta cần phải:
- Xác định rõ tính chất công việc : Găng tay mà bạn chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất của việc tiếp xúc với chất độc hại.
- Tính đến sự thoải mái: khi lựa chọn găng tay cần chú ý đến yếu tố này, không được quá to hoặc quá nhỏ. Đặc biệt, khi sử dụng lâu có thể đổ mồ hôi bên trong găng tay và gây cản trở đến công việc. Để giảm tác động của mồ hôi, đừng ngần ngại đeo găng tay cotton bên dưới găng tay bảo vệ của bạn.
* Lưu ý: nếu như không tìm được găng tay phù hợp với kích cỡ của mình thì tốt nhất bạn nên chọn loại găng tay nhỏ hơn kích cỡ của mình nhé.
Các loại găng tay bảo hộ
Hiện nay có nhiều loại găng tay bảo hộ khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào môi trường làm việc của người vận hành:
Găng tay bảo hộ cơ khí
- Tuân theo tiêu chuẩn EN 388.
- Cung cấp khả năng chống mài mòn, cắt, rách và thủng.
- Mức độ kháng cự thường được đánh giá từ 0 đến 4.
- Chiếm 80% thị trường.
Găng tay bảo hộ chống hóa chất
- Tuân theo tiêu chuẩn EN 374.
- Bảo vệ chống lại sự thẩm thấu của các hóa chất như metanol, axit sunfuric,..
Găng tay bảo vệ nhiệt (nhiệt và lửa)
- Tuân theo tiêu chuẩn EN 407.
- Có khả năng chống cháy và bảo vệ khỏi nhiệt tiếp xúc, nhiệt đối lưu, nhiệt bức xạ và kim loại nóng chảy bắn tung tóe.
Găng tay bảo vệ nhiệt (lạnh)
- Tuân theo tiêu chuẩn EN 511.
- Có khả năng chống lạnh đối lưu, lạnh tiếp xúc và không thấm nước.
Găng tay bảo vệ điện
- Tuân theo tiêu chuẩn EN 60903.
- Bảo vệ khỏi bị điện giật và nổ hồ quang trong các hoạt động liên quan đến điện áp.
- Thường được làm bằng cao su tự nhiên.
Chất liệu dùng cho găng tay bảo hộ
Không có chất liệu găng tay nào có thể bảo vệ khỏi hoàn toàn các chất độc hại. Một số chất liệu thường được sử dụng như: vải & bông, kim loại, da, cao su,..
Lưu ý: đối với các công việc cần tiếp xúc với các chất ẩm ướt hoặc dầu, hãy sử dụng găng tay có bề mặt nhám hoặc có vân để có độ bám tốt hơn.
Găng tay vải và bông
- Đây là loại găng tay phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, chúng không cung cấp mức độ bảo vệ cao.
- Chủ yếu được dùng để ngăn ngừa các vết xước nhỏ, ngăn mồ hôi khi xử lý các vật dễ vỡ.
Găng tay lưới kim loại
- Lưới kim loại được may vào vải cung cấp khả năng bảo vệ, chống lại các vết thủng và vết cắt.
- Được dùng trong các lĩnh vực: chế biến thực phẩm, chế biến gỗ.
Găng tay da
- Có khả năng chống tia lửa và nhiệt vừa phải.
- Có độ bám và cách nhiệt tốt, có xu hướng bị khô và nứt khi gặp nhiệt độ cao.
- Được sử dụng trong các công việc hàn.
Găng tay cao su
- Có khả năng chống lại hóa chất, dầu, dung môi và vi sinh vật.
- Rất đàn hồi và đặc biệt có thể phân hủy sinh học nhưng không có khả năng chống thủng hoặc chịu nhiệt.
- Được dùng trong các lĩnh vực: công nghiệp thực phẩm, hóa chất, dầu khí và y tế.
Găng tay cao su tổng hợp
- Găng tay này rất linh hoạt và cảm thấy thoải mái khi sử dụng
- Ngăn ngừa các chất lỏng thủy lực, rượu và axit hữu cơ.
- Được dùng trong công nghiệp ô tô, hóa chất và tẩy rửa công nghiệp.
Găng tay bảo hộ
Khi nào nên sử dụng găng tay dạng bột?
Thành phần chủ yếu của găng tay dạng bột là latex, vinyl hoặc nitrile. Chúng có những ưu điểm như:
- Hạn chế mồ hôi.
- Dễ dàng để mang vào và tháo ra.
- Găng tay dạng bột được sử dụng trong các phòng thí nghiệm và bệnh viện.
- Chúng cũng được khuyến khích cho người chọn đơn hàng.
* Lưu ý:
- Không khuyến khích sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, vì thành phần có bột bao gồm tinh bột ngô, không thể trộn với thực phẩm.
- Một số người dị ứng với bột, thậm chí có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp ở một số người.
Nên sử dụng găng tay dùng một lần hay găng tay tái sử dụng
Đối với găng tay đã dùng một lần thường mỏng, an toàn sử dụng và hợp vệ sinh đồng thời mang lại độ nhạy cảm ứng cao và dễ di chuyển.
Loại găng tay này thường được dùng trong lĩnh vực y tế vì chúng giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn giữa người chăm sóc và bệnh nhân. Tuy nhiên, không thích hợp để xử lý các hóa chất mạnh.
Trong khi găng tay cao su là loại găng tay dùng một lần phổ biến nhất, găng tay vinyl và nitrile cũng có những ưu điểm:
Găng tay cao su
- Có tính linh hoạt, thoải mái và cung cấp độ nhạy cảm ứng cao.
- Lĩnh vực ứng dụng: công nghiệp thực phẩm và y tế.
Găng tay vinyl
- Thích hợp để dùng trong thời gian ngắn và hạn chế rủi ro.
- Lĩnh vực ứng dụng: ngành y tế.
Găng tay nitrile
- Không gây dị ứng và có thể chống lại các sản phẩm dầu mỏ và hóa chất.
- Lĩnh vực ứng dụng: công nghiệp thực phẩm và điện tử.
Đối với găng tay bảo hộ tái sử dụng thường dày hơn, có khả năng chống lại các chất hóa học, cơ học, các chất lỏng và các sản phẩm nguy hiểm. Vì vậy loại găng tay này được ưa chuộng hơn găng tay dùng một lần nếu tính chất công việc nguy hiểm hơn.
Mặt khác, chúng có độ nhạy khi chạm thấp hơn.
- Sau khi tiếp xúc với hóa chất dễ bay hơi, hãy rửa sạch và làm khô ở nhiệt độ phòng. Trước khi sử dụng lại, cần phải kiểm tra thật kĩ để đảm bảo không có thiệt hại đáng kể xảy ra.
- Sau khi tiếp xúc với một hóa chất không bay hơi, việc khử nhiễm có chút khó khăn do một số axit có khả năng phân hủy cao. Trong trường hợp này, bạn không nên sử dụng lại găng tay.
Găng tay tái sử dụng
Ngày nay găng tay bảo hộ lao động được sử dụng ngày càng nhiều và trở nên thông dụng hơn trong nhiều lĩnh vực. Qua những thông tin B2bmart.vn vừa cung cấp, hi vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn và lựa cho mình loại găng tay thích hợp.