Phân Biệt Van Tràn Và Van Giảm Áp

Cập nhật 2021-10-27974

Thực tế hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa van tràn (PRV- Pressure relief valves) và van giảm áp (PRV- Pressure reducing valves). Vì lý do hình dạng bên ngoài chúng nom khá là giống nhau và các điều chỉnh cũng như vận hành gần giống nhau. Tuy nhiên hai van này là hai van hoàn toàn khác biệt.

phan biet van tran va van giam ap

Do đó hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sự khác biệt giữa hai dòng van này. Trước tiên, chúng ta đi vào ký hiệu của hai van trên.

Ký hiệu của van tràn và van giảm áp thuỷ lực

ky kieu cua van giam ap

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van tràn và van giảm áp suất

Van tràn – Pressure relief Valves

Van này thường được gắn ở ngay cổng ra của bơm chính. Nó dùng để kiểm soát và giới hạn  áp suất đầu ra sau bơm. Nó không làm áp suất của hệ thống mất đi và nó thì không làm mất tải của bơm. Nó chỉ đơn giản là giám sát giá trị áp suất cung cấp vào hệ thống của bơm và phản ứng lại với áp suất đó để duy trì áp suất ở một mức độ nhất định theo yêu cầu 

cau tao va nguyen ly hoat dong cua van tran

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van tràn.

Khi áp suất của của hệ thống tăng dần lên đến mức cài đặt, van sẽ bắt đầu mở, dòng dầu sẽ thắng lực đẩy của lò xo là xả về bể. Độ mở của van tùy thuộc vào mức áp suất tăng cho đến khi đạt giá trị cực đại. Nói một cách khác, van tràn là van luôn có ít nhất một lò xo bên trong đang cố gắng để đóng cổng van lại. 

Van giảm áp -Pressure reducing valve 

Van này không đặt ở ngay đầu ra của bơm. Về cơ bản thì hình dáng giống như van tràn nhưng chức năng làm việc thì khác nhau. Nguyên lý làm việc của van giảm áp là hạ áp suất cao xuống áp suất thấp theo nguyên lý tiết diện khác với nguyên lý làm việc của van tràn giảm áp suất bằng việc xả áp suất về bể. Van giảm áp dựa theo công thức về áp suất P=F/A . Áp lực ở cổng vào sẽ tác động vào một bề mặt có tiết diện lớn hơn qua đó giảm áp suất  

nguyen ly hoat dong cua van giam ap

Van giảm áp hoạt động theo nguyên lý thay đổi tiết diện bề mặt tác động của áp suất.

cau tao va ky hieu phan tu van giam ap

                                                    Cấu tạo và ký hiệu phần tử của một van giảm áp 

Như mô phỏng ở hình trên ta thấy: Áp suất đầu vào van ( màu đỏ) sẽ đối trọng với áp suất đầu ra sau van (màu vàng cam). Trong đó áp suất đầu vào (đỏ) sẽ tác dụng vào một tiết diện nhỏ hơn so với áp suất ở đầu ra. Tay vặn (lò xo) sẽ bổ trợ cho phía áp lực dầu vào. Qua đó việc chỉnh lực lò xo sẽ làm thay đổi lực tác động lên bề mặt cổng chặn phia đầu vào và làm thay đổi áp suất ở đầu ra. 

Về ứng dụng thì van giảm áp ít được sử dụng hơn so với van tràn. Van tràn thì yêu cầu lắp đặt ở bất cứ hệ thống nào. Trong hầu hết các ứng dụng, van giảm áp nó sẽ được sử dụng cho hệ thống thủy lực có nhiều nhánh, cơ cấu chấp hành.

Nó sẽ được nằm ở một nhánh hay trước một phần tử thủy lực và m giảm áp suất  cho nhánh hay phần tử thủy lực đó. Nêu ví dụ cho việc sử dụng van giảm áp ở hệ thống máy dập. Sẽ gồm 2 xy lanh, một xilanh dùng để đục lỗ và một xy lanh dùng để kẹp.

Cả 2 xilanh này đều có chung nguồn dầu cấp từ 1 bơm thủy lực. Xy lanh kẹp thì không được dùng áp lực quá cao như xilanh đục lỗ vì nó sẽ khiến vật cần kẹp bị móp méo. Do đó  trước xy lanh kẹp cần lắp 1 van giảm áp. 

Trên đây là một số thông tin tổng quan về sự khác nhau giữa van tràn và van giảm áp. Hy vọng những thông tin mà B2bmart.vn tổng hợp được sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích để nâng cao an toàn làm việc, hiệu suất làm việc và tinh giản hóa hệ thống thủy lực của chúng ta.

 

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team