Chưa có bài viết nào trong mục này
Hôm nay B2bmart sẽ giới thiệu đến các bạn đọc về tính chọn động cơ thủy lực quay toa Slewing motor. Với những anh em đang làm trong ngành này đừng bỏ lỡ những kiến thức bổ ích và hấp dẫn dưới đây nhé!
Mô tơ quay toa dùng để biến đổi năng lượng dòng chảy của môi chất công tác thành năng lượng của khâu đi ra, tức là làm quay trục rô to để dẫn động cơ cấu làm quay toa .
Động cơ thủy lực quay toa
Khi khởi đông bộ phận quay, dầu áp lực cao sẽ được bơm chính cung cấp tới đĩa van (11). Qua các lỗ trên đĩa van (11), dầu áp lực sẽ đi vào các xi lanh (10) có dung tích buồng chứa khác nhau và tác dụng đẩy các piston. Do sự chênh lệch về áp suất ở các buồng xilanh mà áp lực được tạo ra, sinh ra mô men quay làm quay trục dẫn động (2) và qua các cơ cấu dẫn đông để làm quay toa .
Để tính toán mạch quay toa ta có thể chọn sơ đồ tính toán như hình dưới đây:
Theo catalog ta có: áp suất mạch quay toa : p = 28,9 MPa
Áp suất tại động cơ quay toa: p = 28,4 MPa = 278,6 bar
Vận tốc quay toa : n = 12,4 rpm
Tốc độ góc của động cơ quay toa:
Lưu lượng riêng của động cơ : Qv = 125 cm³/vòng.
Theo tài liệu của ta có:
Lưu lượng:
Q = n.Qv (m³/s) (*)
Trong đó:
Q : Lưu lượng cung cấp cho động cơ (lpm)
Qv : Lưu lượng riêng của động cơ (cm³/vòng)
n: Số vòng quay của động cơ
Thay các giá trị có ở trên vào (*) ta có lưu lượng cung cấp cho động cơ :
Q = n.Qv = 12,4 . 125 = 1550 cm³/ph = 0,0258 . 0,001 (m³/s)
Công suất cần để quay toa là:
Trong đó:
N: Công suất cần cung cấp cho động cơ (KW)
p: Áp suất cần cung cấp cho động cơ ( bar)
Q: Lưu lượng cung cấp cho động cơ ( lpm)
ηt : Hiệu suất của động cơ,
Ta có : p = 278,604 bar
Q = 1,55 lpm
ηt = 0,95
Vây, công suất của động cơ
Mômen của động cơ Nm
Ta xem như tổn thất lưu lượng không đáng kể nên Q = Qb
Lưu lượng dầu chảy trong ốngQ (m3/s):
Trong đó :
D : là đường kính trong của ống; (m)
v: là vận tốc dòng dầu chảy trong ống; (m/s)
Để đơn giản trong chế tạo và lắp ráp, ta sử dụng chung đường ống hút, đồng thời đường kính ống đi của mạch quay toa bằng đường kính ống đi mạch nâng hạ cần.
Đối với ống đi, ta lấy đường kính Dd = 0,04m
Chiều dài đường ống đi là : l (d)= 2 m
Chiều dài đường ống hút là: l (h) = 1,5 m
Độ giảm áp trên đường ống sẽ được tính như sau
Trong đó :
Δp : Độ giảm áp trên đường ống; (MPa)
λ : Hệ số ma sát đường ống
l : Chiều dài đường ống nén (m)
ρ : Khối lượng riêng của dầu, ρ = 914 kg/m³
Q : Lưu lượng trong ống (m³/s)
D : Đường kính ống (m)
Hệ số ma sát trong đường ống phụ thuộc trạng thái chảy của dầu, để xét trạng thái chuyển động của dầu, ta tính hệ số Reynol
Trong đó:
v: Vận tốc dòng chảy của chất lỏng
D: Đường kính của ống
υ: Độ nhớt động học của chất lỏng
Tại ống đi :
Vậy dòng chất lỏng trong ống đi là chảy tầng
Theo Kixeplep, Paskkop, Kaxpaxon,kripsenko. Cẩm năng tính toán thuỷ lực, ta có công thức tính hệ số ma sát đường ống.
Vậy tổn thất áp suất trên đường ống đi được tính là:
Tổn thất áp suất khi vào đường ống:
Trong đó:
ξ (E) : Hệ số tổn thất, chọn ξ (E) = 0,5
Tổn thất áp suất khi ra đường ống:
Trong đó:
ξ (u) : Hệ số tổn thất, chọn ξ (u) = 2
Ta thấy tổn thất áp suất trong đường ống rất thấp, ta có thể bỏ qua
Muốn động cơ hoạt động cần phải mở phanh, theo catalog ta có áp suất mở phanh pp = 1,4 MPa
Vậy áp suất bơm cần phải cung cấp:
p = p (lv) + p0 + pp
= 28,4 + 0,1 + 1,4 = 29,9 MPa
Bài viết về cách tính toán di chuyển của hệ thống truyền động máy xúc đào được xây dựng dựa số liệu khảo sát trên dòng máy đào và các tài liệu đào tạo hướng của hãng, công thức của các giáo trình máy thủy lực. Các số liệu có thế tượng trưng, các bạn đọc của B2bmart.vn có thể dựa vào đó để có sự tính toán cho riêng mình.
Chưa có bài viết nào trong mục này