Hệ thống khí nén bị tụt áp – Nguyên nhân và cách khắc phục

Cập nhật 2021-07-07435

Tụt áp trong hệ thống khí nén là hiện tượng mức áp suất khí tại đầu xả của bơm khí tới các thiết bị sử dụng khí nén bị giảm đột ngột. Tình trạng này xảy ra sau khi dòng khí nén đi qua bộ phận xử lý và phân phối tới các thiết bị.

Hệ số tụt áp là bao nhiêu với một hệ thống khí nén chuẩn?

he thong khi nen bị tut ap

Với một hệ thống khí nén chuẩn thì độ tụt áp nên là dưới 10% so với áp suất xả của máy nén khí. Khi chỉ số tụt áp vượt quá 10% thì ta có thể thấy hệ thống đang làm hao tốn lượng lớn điện năng (cao gấp 3 lần bình thường) mà hiệu quả thì không cao.

Chỉ số này được tính theo công thức dưới đây:

Độ tụt áp (hệ thống) = Áp suất trong phòng máy nén – Áp suất tại điểm sử dụng

Có thể thấy, độ chênh áp càng cao thì hệ thống gặp càng nhiều vấn đề. Và theo tính toán, áp suất khí nén trong dải 7 bar thì cứ 0.1 bar tụt áp khi áp suất xả ra thì năng lượng tiêu thụ sẽ tăng lên 1% so với năng lượng đầu ra.

Nguyên nhân khiến hệ thống khí nén tụt áp?

  • Như đã nói, tình trạng tụt áp thường xảy ra khi dòng khí nén đi tới hệ thống xử lý. Chúng bao gồm các bộ phận như: lọc tách dầu, bộ làm mát, van một chiều, bẫy nước ngưng tụ, máy sấy khí… Tại đây thường sẽ được quy định một mức khí tối đa. Và nếu dòng khí nén đưa vào vượt mức cho phép này thì hiện tượng tụt áp sẽ xảy ra.
  • Tụt áp cũng xuất hiện khi các thông số kỹ thuật về độ chênh áp của bình tích khí không tương thích với máy nén khí của bạn.
  • Đường ống dẫn khí bị ăn mòn, không đúng kích cỡ, lắp đặt sai vị trí,… cũng là nguyên nhân khiến hệ thống khí nén bị tụt áp.
  • Khi hệ thống có các điểm gồ ghề, gây cản trở cũng sẽ ảnh hưởng tới sự di chuyển dòng khí nén gây ra tụt áp. Và độ tụt áp cao nhất được phát hiện tại điểm sử dụng.
  • Từ phía cung cấp tới điểm sử dụng, nếu có tỷ lệ lưu lượng và nhiệt độ ở mức cao nhất thì độ tụt áp cũng sẽ ở mức tối đa. Do đó, ta nên lựa chọn các thiết bị, linh kiện phù hợp với các thông số kỹ thuật.

Cách khắc phục hiện tượng tụt áp

– Để hạn chế tối đa tình trạng tụt áp hay các hư hỏng khác xảy ra với hệ thống khí nén, ngay từ đầu chúng ta đã phải chú trọng vào việc lắp đặt, thiết kế một hệ thống khí nén chuẩn và an toàn. Các thiết bị như: bẫy nước máy nén khí, máy sấy không khí… cần được lựa chọn thật kỹ để đảm bảo độ tụt áp thấp nhất.

kiem tra cac thiet bi cua he thong khi nen

– Luôn chắc chắn áp suất bình chứa khí và trong máy nén khí phải giống nhau. Trường hợp không giống cần kiểm tra lại để loại bỏ cũng vật cản gồ ghề gây tắc nghẽn dòng khí.

– Kiểm tra máy sấy khí, các bộ lọc, bộ bẫy xả nước tự động trên thiết bị,… để sửa chữa và thay thế khi cần thiết. Đây là những thiết bị ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành của máy.  Đồng thời, vệ sinh thật cẩn thận để duy trì tốt hoạt động của toàn hệ thống cũng như kéo dài tuổi thọ của các thiết bị.

– Thu ngắn khoảng cách giữa thiết bị sử dụng khí và hệ thống phân phối. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm không gian, giúp ta dễ dàng quan sát các hoạt động của hệ thống mà còn giúp tiết kiệm điện năng.

– Cần lựa chọn máy nén khí phù hợp với các thiết bị đi kèm như đường ống dẫn khí, van, bộ lọc,…

– Kiểm tra máy nén khí chạy ở chế độ tải và không tải liệu đã chính xác chưa.

duong ong cua he thong khi nen

Trên đây, B2bmart.vn đã nêu ra là nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng tụt áp trong hệ thống khí nén. Nếu hệ thống của bạn cũng đang gặp phải tình trạng trên thì hãy tìm hiểu và tìm cách giải quyết ngay nhé!

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team