Hướng Dẫn Cách Chọn Và Tính Kích Thước Thùng Dầu Thuỷ Lực

Cập nhật 2021-03-24995

Thùng dầu thuỷ lực là một phần không thể thiếu trong một hệ thống thuỷ lực. Không chỉ giúp chứa dầu, đây còn là nơi giúp tách khí ra khỏi dầu, giải nhiệt cho dầu. Ngoài ra, thùng dầu cũng giúp giữ lại những chất bẩn, duy trì hoạt động của toàn hệ thống.

Hiểu được tầm quan trọng của thùng dầu, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cách chọn và tính kích thước thùng dầu thuỷ lực cho anh em. Xem ngay nhé!

Nhiệm vụ thùng dầu thủy lực

  • Thùng dầu là nơi lưu trữ và cung cấp đủ dầu cho hệ thống thủy lực hoạt động ngoài ra còn phải đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trong chu trình kín.
  • Giúp dầu nóng từ hệ thống tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.
  • Lắng đọng các chất bẩn sinh ra trong quá trình làm việc.
  • Lắng đọng các chất bẩn sinh ra trong quá trình làm việc.
  • Tách khí lẫn trong dầu.
  • Vị trí lắp đặt cho các thành phần hệ thống thủy lực 

Ngoài ra, các nắp thở của thùng dầu cũng rất quan trọng. Các nắp này phải đảm bảo độ thoáng khí và cấp độ lọc hợp lý để ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập từ bên ngoài vào dầu.

Chọn kích thước thùng dầu

Vì hệ thống thuỷ lực có tính chu kỳ rất cao. Vì vậy, khi chọn thể tích các thùng dầu có size vừa và lớn thì chúng thường được hàn kín bề mặt để tránh bủi bẩn lọt từ bên ngoài vào.

Đồng thời, để thuận tiện cho việc tháo lắp chi tiết bên trong, các nhà chế tạo sẽ làm các mặt bích hông. Ngoài ra, ta cũng cần lưu ý lượng dầu thay đổi trong một chu kỳ sao cho phù hợp.

Theo các tiêu chuẩn quốc tế về thể tích thùng dầu như là NFPA (Hiệp hội chống cháy nổ quốc tế) /ANSI (Viện tiêu chuẩn quốc gia hoa kì).

Thể tích thùng dầu sẽ bằng từ 3 -12 lần lưu lượng (lớn nhất) của bơm . Tuy nhiên Trong 1 số trường hợp các thùng dầu sử dụng trong các khu vực có không gian nhỏ như là trên các loại xe chuyên dùng . trạm di động thì thể tích thùng dầu có thể nhỏ hơn.

Thể tích thùng dầu theo bảng tra cứu

Tối thiểu

Công nghiệp – Dầu khoáng: 2,5 lần lưu lượng +10%

Công nghiệp – Dầu HFC/HFD: 5 lần lưu lượng +10%

Lưu Động – Mạch Hở: 1,5 lần lưu lượng +10%

Lưu Động – Mạch Đóng: 1,2 lần lưu lượng +10%

Khuyến nghị:

Công nghiệp – Dầu khoáng: 3,5 lần lưu lượng +10%

Công nghiệp – Dầu HFC/HFD: 8 lần lưu lượng +10%

Lưu Động – Mạch Hở: 2,5 lần lưu lượng +10%

Lưu Động – Mạch Đóng: 1,5 lần lưu lượng +10%

Thể tích thùng dầu theo công thức

Đối với các loại thùng dầu di động, ví dụ:  trên các xe vận chuyển thì thể tích thùng dầu chọn như sau:

V = 1,5.qv

Đối với các loại thùng dầu cố định, ví dụ: thùng dầu trong các nhà máy, dây chuyền thì chọn thể tích thùng dầu như sau:

V= (3∼5)×qv

   Trong đó:

  • V (lít)- Thể tích dầu cần thiết
  • qv (lít/ph)- Lưu lượng của bơm dầu.

Hệ thống thủy lực hoạt động có tính chu kỳ, do đó lượng thể tích thùng dầu tối thiểu phải đảm bảo cho 1 chu kỳ hoạt động.

*Lưu ý quan trọng

  • Phải đảm bảo mực dầu nhỏ nhất (Khi dầu đã bơm đầy vào hết các thiết bị) cao hơn lọc hút 2.5 lần đường kính ống xả. Để làm được điều này cần nắm được cách chọn bộ lọc phù hợp với hệ thống thuỷ lực.
  • Mức dầu lớn nhất (khi dầu từ tất cả các thiết bị tràn về bể) đảm bảo không tràn ra ngoài ở mức sóng cao nhất (do rung lắc khi vận hành). Theo tiêu chuẩn thì tối đa thể tích chứa dầu là 90% thể tích thực của bể.
  • Cần chọn thùng dầu có khả năng chịu lực lớn. Bởi vì một số bể dầu sẽ lắp mô tơ điện, bơm , van… có trọng lượng nặng cũng như xung giật khi mô tơ chạy

Kết cấu của thùng dầu

Tùy theo ứng dụng , thùng dầu sẽ đươc thiết kế theo các định dạng và bố trí theo các dạng cơ bản sau

Kết cấu bơm và mô tơ và các thiết bị đặt trực tiếp lên bề mặt bể dầu

kết cấu của bơm

Bản vẽ kết cấu bơm đặt trên thùng dầu

kết cấu của bơm

Hình 1.2. Kết cấu của thùng dầu bơm và mô tơ

Ưu điểm:

  • Tận dụng được bể dầu để lắp đặt các thành phần thủy lực
  • Tiết kiệm không gian
  • Tính thẩm mỹ cao

Nhược điểm:

  • Giảm tốc độ toả nhiệt của dầu ra môi trường
  • Giảm diện tích thùng dầu
  • Khối lượng nặng bể dầu lớn vì vậy phải gia cố khung bề mặt thùng dầu
  • Khó khăn trong việc tháo lắp bảo dưỡng
  • Tiềm ẩn các nguy cơ về nhiễm khí do cổng hút của bơm cao hơn mức dầu làm gia tăng áp chân không hút

Kết cấu bơm và mô tơ lắp bên hông bể chứa dầu

kết cấu của bơm

Bản Vẽ Thiết kế thùng dầu bên hông

kết cấu của bơm

Hình 1.3. Kết cấu của thùng dầu bơm và mô tơ bên hông

Ưu điểm:

  •  Khả năng toả nhiệt nhanh
  • Khối lượng nhẹ hơn do tải trong bề mặt nhỏ
  • Sửa chữa và bảo trì dễ dàng hơn do có thể khóa dầu khỏi hệ thống qua van

Nhược điểm:

  • Cồng kềnh
  • Tốn diện tích sàn

Kết cấu bơm và mô tơ lắp bên dưới bể chứa dầu

kết cấu của bơm

Bản vẽ thùng dầu nằm trên mô tơ

kết cấu của bơm

Hình 1.4. Kết cấu của thùng dầu bơm và mô tơ ở dưới

Ưu điểm:

  •  Khả năng toả nhiệt nhanh
  • Tối ưu về diện tích sàn và thể tích bể dầu
  • Luôn đảm bảo đầu hút ngập ở dưới mức dầu (bể dầu nằm trên đầu bơm)
  • Khối lượng nhẹ hơn do tải trong bề mặt nhỏ
  • Sửa chữa và bảo trì dễ dàng hơn do có thể khóa dầu khỏi hệ thống qua van

Nhược điểm:

  • Cần đảm bảo chân đỡ vững chắc
  • Việc châm dầu và vệ sinh khó khăn do nằm trên cao
  • Việc bảo trì sửa chữa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn (đụng đầu)

Cấu tạo và thiết kế thùng dầu của thùng dầu

Phần này mình sửa dụng kết cấu động cơ nằm trên thùng dầu để làm ví dụ. Các kết cấu khác cũng tương tự nhé.

kết cấu của thùng dầu

1-  Động cơ điện: Anh em chú ý động cơ điện là bộ phận nặng và cồng kền nhất. Xác định vị trí đặt động cơ điện sẽ quyết định thiết kế của thùng dầu

2- Đường ống đẩy: đẩy dầu vào trong hệ thống

3- Lọc hút: dùng để lọc dầu

4- Khoan hút: nơi chứa dầu được hút lên

5- Vách ngăn: Ngăn giữa khoan hút và khoan xả

6- Khoang xả: Nơi chứa dầu hồi về

7- Thước đo mức dầu

8- Nắp đổ dầu

9- Đường dầu hồi: xả dầu về lại thùng dầu

Lưu ý khi thiết kế thùng dầu thuỷ lực

Thiết kế vách ngăn

Tùy theo ứng dụng và điều kiện làm việc, thùng dầu có thể được thiết kế 1,2,3,.. ngăn.

Việc chia thành nhiều ngăn sẽ làm giảm bọt khí từ đường xả bị hút vào đường hút, đồng thời cũng giúp việc lắng đọng và ngăn các mạt kim loại (lớn):

  • Sản sinh trong hệ thống
  • Có sẵn trong thùng đầu
  • Đi vào đường hút.

Vị trí gia công trên bề mặt thùng dầu

Các vị trí khoan ưu tiên: lắp thiết bị để lắp các cụm van, mô tơ, bơm khi chọn kết cấu lắp thiết bị trên bề mặt bể dầu. Phần chung các kết cấu chúng ra khoan và phải bố trí để lắp đặt các nắp thở dầu. Thước đo dầu, đường ống hút (nối với cổng bơm), đường ống xả ( nối với lọc hồi ), lỗ châm dầu ( có thể tận dụng nắp thở ) và van xả đáy.

Ngoài ra các thùng dầu theo quy chuẩn sẽ có thêm 1 số lỗ chờ (lỗ khoan sắn để đó) để gắn thêm các thiết bị bổ trợ khi cần thiết. Ví dụ như công tắc mức dầu để cảnh báo khi mức dầu quá thấp/cao và công tắc nhiệt đô khi thùng dầu quá lạnh/nóng. Bộ lọc offline. 

Trong 1 số trường hợp khác còn có thể được lắp thêm các nam châm điện để giữ các mạt sắt. Đối với Các thùng dầu lớn sẽ lắp thêm các “nắp thăm bảo dưỡng“ để tiện cho việc bảo dưỡng và tháo lắp các chi tiết bên trong. 

Các sản phẩm tham khảo khi thiết kế thùng dầu

Lọc dầu thuỷ lực

Lọc Dầu thuỷ lực thường chứa hạt tạp chất có thể gây mòn các thiết bị thủy lực, khi có chuyển động tương đối trên bề mặt, các slide van gắn, lỗ tắc nghẽn.

Nắp thùng dầu

Là thiết bị phụ kiện được sử dụng lắp ráp thùng dầu thuỷ lực. – Vị trí lắp đặt là ở trên mặt thùng dầu, có lưới và nắp.

Dầu thuỷ lực

Dầu thủy lực là loại dầu công nghiệp chuyên dụng cho các hệ thống thủy lực. Dầu thủy lực là sản phẩm được pha chế trên nền công nghệ giúp bôi trơn và truyền động trong hệ thống.

Qua bài viết của B2bmart.vn, hẳn là các anh em đã biết cách chọn và tính kich thước thùng dầu thuỷ lực. Bằng việc tính chính xác các thông số của thùng dầu, bạn sẽ giúp hệ thống thuỷ lực hoạt đông tốt hơn. Đồng thời, kích thước thùng dầu phù hợp còn giúp mọi người tiết kiệm nhiều chi phí hơn.

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team