Để có một hệ thống khí nén an toàn, bạn cần chú ý ngay từ những việc nhỏ nhất như: chọn ống dẫn khí phù hợp, lắp đặt chính xác các loại van, xilanh,… Bài viết sẽ đưa ra một vài tiêu chuẩn an toàn và cách tốt nhất để thiết kế hệ thống khí nén. Xem ngay nhé!
Trong một hệ thống không phải chỉ có một thiết bị bị sử dụng khí nén. Việc xác định được các thiết bị này giúp ta hình dung được quy mô của hệ thống và có sự chuẩn bị phù hợp. Chỉ khi đáp ứng được các thiết bị đã liệt kê, hệ thống mới hoạt động liên tục và ít hư hỏng.
Ta sẽ xác định được lưu lượng của dòng khí nén, mức độ sạch cần đạt là bao nhiêu. Từ đó, chọn mua được loại máy nén khí phù hợp, số lượng bộ lọc khí nén công nghiệp cần lắp đặt, kích cỡ và có thông số kỹ thuật ra sao….
Có nhiều bộ phận trong một hệ thống khí nén như: bộ lọc khí vào, thiết bị làm mát giữa các cấp, thiết bị làm mát sau (làm mát sau nén); thiết bị làm khô khí, bẫy lọc ẩm, bình chứa, hệ thống đường ống, bộ lọc, thiết bị điều tiết và bôi trơn… Mỗi phần này đều có vai trò riêng, điển hình là:
Để giúp bạn dễ dàng chọn được loại máy phù hợp với hệ thống của mình, chúng tôi cung cấp một bảng so sánh như sau:
Tiêu chí |
Pittong |
Trục vít |
Ly tâm |
---|---|---|---|
Hiệu suất ở mức đầy tải |
Cao |
Cao |
Cao |
Hiệu suất ở mức không đầy tải |
Cao do phân cấp |
Thấp dưới 60% đầy tải |
Thấp dưới 60% đầy tải |
Hiệu suất ở mức không tải |
Cao ( 10 – 20% ) |
Cao – thấp ( 25 – 60% ) |
Cao – trung bình ( 20 – 30%) |
Mức độ ồn |
Ồn |
Không ồn nếu được đóng kín |
Ồn thấp |
Kích thước |
Lớn |
Gọn nhẹ |
Gọn nhẹ |
Áp suất |
Trung bình |
Trung bình – cao |
Trung bình – cao |
Năng suất |
Thấp – cao |
Thấp – cao |
Trung bình – cao |
Bảo dưỡng |
Nhiều bộ phận bị mài mòn |
Ít bộ phận bị mài mòn |
Nhạy cảm với bụi bẩn trong không khí |
Việc đọ đạt và tìm ra khoảng cách sẽ giúp bạn thiết kế được hệ thống chuẩn và an toàn. Điều này còn giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí cũng như điện năng.
Vì máy nén khí khi đưa vào thực tế sử dụng sẽ có ít nhiều sự thay đổi so với lý thuyết. Các yếu tố như môi trường, nhiệt độ, độ ẩm,.. ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của máy. Vì thế, tính được lưu lượng khí nén giúp bạn vận hành hệ thống tốt hơn, hạn chế tình trạng quá tải. tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ của máy cùng các thiết bị đi kèm.
Công thức tính lưu lượng khí nén
Q=(P2-P1)/P0x((V/T)Nm3)/minute
Trong đó:
Tuỳ vào từng hệ thống mà bạn sẽ thiết kế và bố trí hệ thống khí nén của mình sao cho phù hợp. Dưới đây là hệ thống khí nén cơ bản:
Trên đây B2bmart.vn đã nêu ra 7 bước thiết kế hệ thống khí nén an toàn và đạt chuẩn. Hãy nghiên cứu thật kỹ về hệ thống bạn muốn làm và tuân thủ đủ 7 bước trên nhé!