Công tắc hành trình và nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình

Cập nhật 2021-07-161255

Công tắc hành trình hay còn được gọi là công tắc giới hạn hành trình. Và như tên gọi của nó, loại công tắc này có nhiệm vụ giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động. Thiết bị này ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Đọc ngay bài viết dưới đây để thấy được những điểm nổi bật của công tắc hành trình nhé!

Công tắc hành trình là gì?

cong tac hanh trinh

Hiểu đơn giản, công tắc hành trình là thiết bị chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu để phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát. Điều này không chỉ giúp quá trình vận hành an toàn mà còn nhanh chóng và dễ dàng hơn.  

Nhìn qua loại công tắc này không quá khác biệt với công tắc điện truyền thống, điển hình như trong các bộ khởi động động cơ. Nó chỉ có thêm cần tác động để cho các bộ phận chuyển động tác động vào làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm bên trong nó. Đây cũng là loại công tắc không duy trì trạng thái, nếu lực ngừng tác động, cần tác sẽ trở về vị trí ban đầu.

Công tắc hành trình giúp đóng cắt mạch ở lưới điện hạ áp. Nó giống như nút ấn, thay vì việc ta ấn công tắc bằng tay thì với công tắc này, các bộ phận cơ khí sẽ va chạm vào nhau tạo ra chuyển động và biến chuyển động này thành tín hiệu điện.

Cấu tạo của công tắc hành trình

cau tao cua cong tac hanh trinh

Công tắc hành trình có cấu tạo gồm 3 phần là bộ phận truyền động,  phần thân công tắc và phần chân cắm. Cụ thể:

Bộ phận truyền động:Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác. Trong một sô công tắc, nó được gắn vào đầu thao tác để mở hoặc đóng các tiếp điểm của công tắc.

Phần thân công tắc: là phần chứa cơ chế tiếp xúc điện

Ổ cắm/chân cắm: Là nơi chứa các đầu vít của tiếp điểm để kết nối với các tiếp điểm với hệ thống dây điện.

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình

Từ cấu tạo chung của công tắc hành trình ta thấy được nguyên lý hoạt động của thiết bị này cũng vô cùng đơn giản. Cụ thể là khi chưa bị tác động, tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ được đấu với nhau. Khi có lực tác động lên cần tác động, tiếp điểm giữa chân COM + chân NC sẽ hở và chuyển qua chân COM + chân NO.

Ứng dụng của công tắc hành trình

ung dung cua cong tac hanh trinh

Như đã nói, nhờ sự tiện lợi mà nó đem lại, công tắc hành trình được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau như:

  • Phát hiện sự tiếp xúc của đối tượng
  • Đếm
  • Phát hiện phạm vi di chuyển
  • Phát hiện vị trí và giới hạn chuyển động
  • Ngắt mạch khi gặp sự cố
  • Để phát hiện tốc độ

Ưu điểm của công tắc hành trình

  •  Có thể sử dụng hầu hết trong các ứng dụng công nghiệp
  • Đáp ứng tốt các điều kiện cần đến độ chính xác và có tính lặp lại
  • Tiêu thụ ít năng lượng điện
  • Có thể điều khiển nhiều tải

B2bmart.vn vừa cung cấp những đặc điểm chính của công tắc hành trình. Đây là thiết bị vô cùng hữu ích với đời sống hiện nay. Anh em có thể tham khảo các thông tin trên để hiểu cũng như chọn lựa được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team