Quy Trình Vệ Sinh Đường Ống Thuỷ Lực

Cập nhật 2023-08-311469

Trong các thiết bị thủy lực khi xuất xưởng, hoặc nhiễm vào trong quá trình lưu kho, vận chuyển…bên trong đó luôn sẽ có những chất bẩn. Đặc biệt là đối với các đường ống thép luôn luôn có tạp chất nguy hiểm bên trong nòng ống (chất bảo quản chống o xi hóa, mạt sắt do hoen gỉ… ). Sẽ là cực kỳ nguy hiểm cho hệ thống thủy lực nếu như chúng ta không xử lý các chất bẩn này trước khi lắp đặt. Trong bài chia sẽ này, mình sẽ giới thiệu tới các bạn 1 quy trình ngâm tẩy, súc rửa đường ống thủy lực tiêu chuẩn, đầy đủ. Tùy vào hệ thống và điều kiện của chúng ta mà thực hiện các bước phù hợp.

** Lưu ý : Việc vệ sinh đường ống trước khi lắp đặt là điều kiện bắt buộc đối với bất cứ hệ thống thủy lực nào dù là ống mềm hay ống  thép cứng,..Tối thiểu phải thực hiện tới bước 2 .

Bước 1: Phân loại đường ống và đầu nối, đế van

Đối với các đầu nối, đế van chúng ta kiểm tra và vệ sinh riêng.

Bước 2 : Vệ sinh bên trong lòng ống bằng cơ học

Bước 2.1: Vệ sinh thô

Thổi khí nén vào bên trong đường ống để loại bỏ các chất bẩn có kích thước lớn. Tính toán để tốc độ khí thổi vào khoảng 40m/s. Tiếp đến, các đường ống có kích thước giống nhau thì được phân thành các nhóm khác nhau. Sau đó, chúng ta tiến hành đấu nối các đường ống giống nhau thành 1 line và tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 2.2 : Vệ sinh

Sau khi dùng khí nén thổi sạch các chất bẩn lớn, chúng ta tiến hành vệ sinh “ cơ học”. Có 2 cách vệ sinh đang được áp dụng hiện nay:

 + Sử dụng nước.

+ Sử dụng các đầu mút chà.

 A.Vệ sinh lòng ống bằng nước 

  • Sử dụng hệ thống bơm nước có lọc 70 micron bơm vào đường ống, tốc độ khoảng 7m/s.
  • Trong quá trình súc rửa bằng nước, chúng ta thường xuyên dùng búa gõ vào các môi nối và mối hàn để làm bong các rỉ sét và cặn lắng.
  • Kiểm tra chất lượng nước và lõi lọc cho tới khi lõi lọc sạch và mẫu nước đã trong.

=> Phương pháp này cho tối ưu về mặt chi phí, tuy nhiên mức độ vệ sinh chưa cao.

B. Vệ sinh bằng các đầu mút chà.

Hiện nay để giảm thời gian và hiệu quả làm việc của vệ sinh bên trong đường ống, Một số đơn vị đã ứng dụng các súng bắn mút, Các viên mút có độ nhám bề mặt khi được đẩy ( vừa tiến vừa xoay tròn) sẽ chà sạch bề mặt bên trong ống, Hiệu quả có thể đạt tới độ sạch tương ứng NAS 5-6.

sung ban mut ve sinh duong ong

Hình 1.1. Súng bắn mút vệ sinh đường ống  

=> Phương pháp này hiệu quả cao nhưng chi phí đầu tư và chi phí vệ sinh lớn.

Bước 3: Tẩy mỡ

Thường thì các ống thép trước khi xuất xưởng sẽ được bôi 1 lớp mỡ bảo vệ chống ô xi hóa, Do đó trước khi lắp ống chúng ta cần đảm bảo tẩy hết các chất mỡ này .

Quy trình này chúng ta sẽ bơm tuần hoàn nước nóng vào bên trong đường ống. Nhiệt độ nước thường là từ 500C – 800C.

he thong xuc rua nuoc nong

Hình 1.2. Hệ thống súc rửa nước nóng

  • Các hóa chất được dùng như: Soda 5, 1,5% (Na2CO3), 1.5% (Na2SiO3), 1,5 % (Na3PO4) hoặc các chất tẩy tương tự được thêm vào cho tới khi đạt độ pH14. Tùy thuộc vào môi hệ thống, thông thường thì sẽ chạy tuần hoàn liên tục trong khoảng 4 giờ.
  • Sau đó sử dụng nước sạch để súc rửa (15- 30 phút) cho tới khi đạt pH xấp xỉ 7.0.

Bước 4: Ngâm tẩy, chống gỉ và trung hòa

Sau khi tẩy mỡ chúng ta cần thực hiện các công việc dưới đây:

  • Bơm vào hệ thống đường ống acid (HCL hoặc H2SO4 10-15% hoặc 3% citric acid,0.5% ammonium biflouride và 0.15% chất ức chế … ) độ pH 4-5
  • Tùy thuộc vào nồng độ sắt oxit, việc ngâm tẩy diễn ra trong khoảng 1-3 giờ.
  • Tiếp đến sử dụng nược sạch để súc rửa cho đến khi đạt pH 5 – pH7.
  • Tiếp tục súc bơm bazơ để xúc rửa đường ống cho tới khi đạt PH 8-8.5
  • Dùng nước sạch súc rửa cho đến khi đạt PH 7.5
  • Cuối cùng, sấy khô đường ống bằng khí khô (Nito) trong vòng hoảng 30 phút. Hoặc kiểm tra độ ẩm đạt khoảng 2-3% ).

Bước 5: Vệ sinh dầu súc rửa

Các dầu thủy lực mới thường có độ sạch khoảng NAS 8- NAS10, hoặc trong 1 số điều kiện bảo quản, tháo nắp… không đảm bảo, độ NAS có thể là 12 hoặc lớn hơn. Do đó chúng ta nên vệ sinh dầu súc rửa (dầu mới) trước khi đổ vào hệ thống để giảm tải cho lọc của trạm và tiết kiệm thời gian dừng máy. Việc này thực hiện bằng việc sử dụng các xe lọc dầu di động độc lập.

Bước 6: Chạy súc rửa đường ống

Đấu nối đường ống vào hệ thống thủy lực súc rửa (Flushing). Việc chạy flushing phải đảm bảo dòng chảy xoáy  -chỉ số Re ≥ 4000. Công thức tính Re như dưới:

Thực  hiện việc chạy này liên tục cho tới khi đạt độ sạch yêu cầu. Kết quả sẽ được giám sát bởi các máy phân tích hạt bẩn on-line.

giam sat ve sinh duong ong thuy luc

Hình 1.3. Việc giám sát súc rửa đường ống bằng các máy phân tích hạt bẩn on-line.

** Lưu ý: Một số trường hợp sẽ đem mẫu dầu đo gửi đi các trung tâm đo lương để phân tích. Tuy nhiên do quá trình nhiễm chéo khi lấy mẫu, vận chuyển, lắng đọng… nên kết quả  có thể sẽ không chính xác.

Bước 7: Đấu nối hê thống thủy lực và nghiệm thu

Sau khi các đầu nối và đường ống đã được vệ sinh. Chúng ta nối lại thành 1 trạm thủy lực hoàn chỉnh. Sau đó chúng ta tiếp tục tiến hành việc chạy tuần hoàn không tải cho tới khi đạt độ sạch dầu như yêu cầu rồi mới thực hiện việc chạy vận hành hệ thống.

Trên đây, B2bmart.vn đã hướng dẫn bạn đọc vệ sinh đường ống thuỷ lực đúng chuẩn. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn ứng dụng thật hiệu quả đối với đường ống thuỷ lực của bạn. Nhờ vậy, bảo vệ đường ống cũng như toàn hệ thống tốt hơn.

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team