Xe Trộn Bồn Bê Tông Và Cách Vận Hành

Cập nhật 2023-08-301261

Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu quy trình vận hành bồn trộn bê tông nhằm đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Xe bồn trộn và vận chuyển bê tông (gọi tắt là xe bồn trộn bê tông) dùng để vận chuyển bê tông từ nhà máy/xí nghiệp, trạm sản xuất bê tông đến các công trình xây dựng với cự ly từ vài km đến vài chục km. Nhằm giảm bớt số lượng trạm trộn bê tông, đảm bảo vệ sinh môi trường tại nơi thi công.

Trong quá trình vận chuyển, bồn chứa bê tông phải được quay để đảm bảo chất lượng bê tông.

Tên sản phẩm Xe bồn trộn bê tông HYUNDAI HD270
Kích thước tổng thể (DxRxC) 8.310×2.495×3.660 (mm)
Chiều dài cơ sở 4.590(3.290+1.300) (mm)
Thể tích hình học của bồn 11m3
Thể tích  07m3
Kiểu loại Chuyển trộn bê tông ướt.

Chức năng của các cụm và hướng dẫn vận hành

Thành phần chính của xe bồn trộn bê tông

thanh phan cua xe bon tron be tong

Chức năng của các bộ phận và cách vận hành

Bồn trộn

Bồn trộn có hình dạng quả trám, bên trong có các cánh xoắn được hàn nghiêng một góc 45o, có chức năng là để chứa và trộn bê tông. Thể tích bồn chứa được tối đa là 7 m3. Trên thân bồn trộn có bố trí 02 nắp đậy có đường kính Ø600 được cố định với bồn bằng các bu long M10. 

chuc nang cua bon tron be tong

Khi bồn sử dụng lâu ngày, nếu không được vệ sinh kỹ, sau một thời gian, bê tông còn sót lại trong bồn sẽ bám vào cánh trộn và thành bồn làm giảm thể tích và khả năng trộn của cánh. Lúc này bê tông trong bồn sẽ không được đẩy ra hết khi xả.

Để tránh tình trạng trên, khi kiểm tra thấy có bê tông bám dính bên trong. Sau khi xả hết bê tông ra ngoài, người sử dụng thực hiện các công việc sau:

+ Đổ xe ở vị trí thuận lợi (trên bề mặt phẳng), chêm bánh xe chắc chắn.

+ Bơm nước vào trong bồn khoảng 1m3 nước và cho bồn quay theo chiều trộn (tốc độ quay có thể tối đa).

+ Cho bồn dựng lại (tốc độ bằng 0) và cho bồn quay theo chiều xả để đẩy hết nước và cặn ra ngoài.

+ Điều chỉnh sao cho nắp vệ sinh bồn ở vị trí thuận tiện nhất cho việc tháo lắp các bu lông.

+ Đưa cần điều chỉnh về vị trí chính giữa, tắt động cơ (Chú ý rút chìa khóa ra khỏi ổ khóa).

+ Dùng cờ lê để mở các bu lông liên kết giữa nắp và thân bồn (Nắp 01).

+ Khởi động lại động cơ, quay bồn để điều chỉnh sao cho nắp còn lại ở vị trí thuận tiện như nắp 01 và tiến hành tháo bu lông của nắp còn lại.

+ Dùng các dụng cụ thích hợp để chêm giữa bồn và khung phụ để tránh tình trạng bồn quay tự do trong lúc vệ sinh bên trong.

+ Tiến hành vệ sinh nữa bồn phía dưới.

+ Người vệ sinh ra ngoài và cho bồn quay để vệ sinh nữa bồn còn lại.

+ Lắp lại hai nắp vệ sinh bồn sau khi vệ sinh xong.

Trong lúc có người vào trong bồn để vệ sinh, cần phải có người ở ngoài canh giữ hoặc phải có các biển báo để biết được đang có người bên trong bồn. Tránh tình trạng người ở ngoài dùng vật nặng gõ vào thân bồn gây hoặc làm bồn quay gây nguy hiểm cho người bên trong.

Khung phụ

Khung phụ có chức năng là giá đỡ bồn trộn và là nơi để liên kết tất cả các cụm tổng thành liên quan.

Khung phụ được cố định với Chassis bằng 02 bu lông quang M20  phía trước và  12 bu lông chống trượt M20.

Cụm máng nạp – xả liệu

cum mang nap xa lieu

Hoạt động của cụm máng xả liệu:

mang xa lieu
  • Cụm máng xả liệu có thể hoạt động ở các góc độ và các vị trí khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tại công trường đang thi công.
  • Máng xả liệu được nối dài nhờ máng xả phụ.
  • Máng xả liệu có thể điều chỉnh để có thể làm việc được ở các vị trí và góc độ khác nhau.

+ Khi khóa an toàn và chốt khóa 01 được mở, cụm máng xả có thể quay một góc 180o theo hướng cùng chiều kim đồng hồ.

+ Trên chốt khóa 01 có nhiều lỗ để có thể giữ máng xả ở các vị trí khác nhau khi làm việc.

+ Khi chốt khóa 01 được mở thì cụm máng xả có thể thay đổi độ cao theo hướng vuông góc với mặt đất và góc độ được giữ cố định khi chốt khóa 01 được đóng lại.
Lưu ý:

Để đảm bảo an toàn trong lúc xe di chuyển, máng xả liệu phải được trả về vị trí như hình 01 và kiểm tra khóa an toàn và chốt khóa 01 phải được đóng.

Vè chắn bùn và thang leo

Hệ thống bơm nước

+ Để động cơ bơm nước hoạt động cần thực hiện các bước sau:

  • Bật chìa khóa khởi động sang chế độ ON. (Nếu động không hoạt động)
  • Dùng tay ấn vào nút (Cảm ứng) WATER PUMP trên hộp điều khiển.
  • Để tắt động cơ bơm nước, dùng tay ấn vào nút WATER PUMP một lần nữa.

+ Sau khi bơm nước nước hoạt động, nước từ bồn được đưa tới các vời phun 01, 02, thông qua đường ống và các van 02, 03.

+ Vòi phun 01 được bố trí bên dưới, phía sau xe.

+ Vòi phun 02 được bố trí phía trên sàn thao tác, gần với máng nạp liệu.

Hệ thống điều khiển & Các chế độ vận hành

Bồn trộn bê tông hoạt động theo các chế độ như bảng 01 và được vận hành bởi cần điều khiển chính được đặt ở phía sau xe (Gần hộp điều khiển).

che do hoat dong cua bon tron be tong

Nạp và trộn bê tông

Trong lúc động cơ đang hoạt động, người sử dụng gạt cần điều khiển hết mức về phía trước thì bồn sẽ quay theo chiều cùng chiều kim đồng hồ. Lúc này bê tông được được nạp vào bồn thông qua máng nạp sẽ bị cánh xoắn cuốn về phía đầu bồn thực hiện quá trình nạp và trộn đều bê tông.

nap va tron be tong

Để tăng tốc khi nạp và trộn, người điều khiển cần thực hiện các bước sau:

+ Ấn vào nút ENGINE RPM trên hộp điều khiển.

+ Cần điều khiển đang ở chế độ Nạp & Trộn, kéo cần ra theo hướng vuông góc với hộp điều khiển (Hướng vào phía người điều khiển).

+ Khi không cần tăng tốc, người điều khiển đẩy cần về hướng ngược lại (Nhưng cần vẫn đang ở chế độ Nạp & Trộn).

+ Sau đó ấn vào nút ENGINE RPM một lần nữa để tắt chế độ tăng tốc. 

cac nut dieu chinh bon tron be tong

Trộn trong lúc xe di chuyển

Khi bồn được nạp đầy từ nhà máy/Xí nghiệp, trạm sản xuất bê tông và di chuyển tới công trường. Trong lúc di chuyển, bê tông phải được trộn để đảm bảo chất lượng, không bị đóng cục…

Lúc này cần điều khiển được để ở chế độ trộn bê tông trong lúc xe chạy. (Không đẩy cần gạt hết mức về phía trước)

tron be tong trong khi xe di chuyen

Chế độ dừng

Khi muốn dừng bồn trộn thì người sử dụng đưa cần điều khiển về vị trí chính giữa (dừng).

che do dung cua xe tron be tong

Chế độ xả bê tông

+ Nếu đang ở chế độ dừng, người sử dụng chỉ cần gạt cần điều khiển hết mức về phía sau thì bồn sẽ quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và bê tông được xả ra ngoài thông qua cụm máng xả.

+ Chú ý: Khi bồn đang ở chế độ nạp & trộn hoặc trộn bê tông trong lúc xe chạy, muốn xả bê tông ra ngoài thì phải đưa cần về vị trí dừng để cho bồn dừng hẳn, sau đó mới gạt cần điều khiển về phía sau để xả bê tông nhằm tránh quá tải cho hệ thồng thủy lực.

che do xa be tong

Để tăng tốc khi xả bê tông, người điều khiển cần thực hiện các bước sau:

+ Ấn vào nút ENGINE RPM trên hộp điều khiển.

+ Cần điều khiển đang ở chế độ xả bê tông, kéo cần ra theo hướng vuông góc với hộp điều khiển (Hướng vào phía người điều khiển).

+ Khi không cần tăng tốc, người điều khiển đẩy cần về hướng ngược lại (Nhưng cần vẫn đang ở chế độ XẢ BÊ TÔNG).

+ Sau đó ấn vào nút ENGINE RPM một lần nữa để tắt chế độ tăng tốc.

  • Chú ý: 

+ Cần điều khiển chính được đặt ở hai bên (Bên tài & Bên phụ) và được kết nối với nhau. 

+ Ngoài ra người sử dụng cũng có thể điều khiển sự vận hành của bồn thông qua cơ cấu cần điều khiển được đặt ở trong Cabin và phía trên bên tài (Gần với máng nạp liệu).

+ Khi sử dụng cần điều khiển phía trên thì chỉ có thể thay đổi chiều quay của bồn để nạp-xả, không có chế độ tăng tốc.

+ Khi xe làm việc vào ban đêm thì người sử dụng bậc hệ thống đèn làm việc.

can dieu khien cua xe bon tron be tong
  • Ấn vào nút Working Lamp để bậc đèn chiếu sáng.
  • Ấn vào nút Working Lamp một lần nữa để tắc.
he thong den cua xe tron bon be tong

Hướng dẫn vận hành

+ Xe được thiết kế để chuyển trộn bê tông ướt. Khi xe nạp bê tông từ nhà máy/Xí nghiệp, trạm sản xuất bê tông, trong quá trình nạp thì người sử dụng điều khiển cho bồn quay theo chế độ nạp và trộn bê tông, không được cho bồn quay quá 14v/ph và động cơ quay ở tốc độ 2200v/ph.

+ Khi xe chạy trên đường tới công trường, trong lúc chạy, bồn được để ở chế độ trộn trong lúc xe di chuyển. Bồn trộn chỉ được quay ở tốc độ 1-8v/ph, chú ý không nên cho bồn quay lớn hơn 8v/ph vì sẽ làm tốn nhiên liệu và bê tông sẽ bị mất nước.

+ Khi xe đến công trường thì bồn đang ở chế độ trộn trong lúc xe di chuyển sẽ được chuyển sang chế độ dừngvà chờ cho bồn đứng yên hoàn toàn. Sau đó gạt cần điều khiển về phía sau để chuyển qua chế độ xả bê tông, chú ý không nên thay đổi đột ngột chiều quay của bồn (Không qua chế độ dừng) nhằm tránh quá tải lên hệ thống thủy lực.

+ Và tùy theo điều kiện ở công trường mà người sử dụng quay cụm máng xả liệu ở các vị trí và góc độ khác nhau.

+ Trong lúc xe chạy trên đường, cụm máng xả liệu phải được cài khóa an toàn để không gây tai nạn đáng tiếc cho người và phương tiện khác tham gia giao thông.

+ Sau khi xả hết bê tông, bồn cần được vệ sinh bằng hề thống bơm nước được gắn trên xe. Bơm một lượng nước cần thiết vào trong bồn, cho bồn quay theo chế độ nạp và trộn bê tông trong thời gian từ 2-3 phút, sau đó chuyển qua chế độ dừng và chế độ xả bê tông để xả nước và cặn bê tông ra khỏi bồn. Tốc độ xả có thể để ở chế độ tối đa. Bên ngoài bồn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.

+ Khi xe di chuyển trên đường, do xe có trọng tâm cao và bị lệch sang bên phải (do bồn đang ở chế độ trộn trong lúc xe di chuyển). Do đó tốc độ quay của bồn không được lớn hơn 8v/ph. Trong lúc xe vào cua (bên trái, bên phải) thì tốc độ của xe không được lớn hơn 25km/h để tránh hiện tượng lật xe.

Trên đây là những đặc điểm chính của xe trộn bồn bê tông cũng như cách nó hoạt động. Hy vọng những thông tin B2bmart.vn vừa cung cấp sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn về dòng xe này trước khi quyết định mua hay vận hành chúng.

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team