Chắc hẳn những ai dành sự quan tâm đến các loại thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là đến động cơ thủy lực đều nắm rõ về các bộ phận cơ bản của một hệ thống động cơ thủy lực và không thể thiếu được motor thủy lực. Điều này đã chứng tỏ được mức độ quan trọng của motor thủy lực. Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp thông tin về cấu tạo motor thủy lực chuẩn xác nhất.
Motor thủy lực có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng thủy lực (dưới dạng áp suất và dòng chảy) thành năng lượng cơ quay. Thông qua bơm thủy lực, năng lượng thủy lực được motor truyền vào sẽ được sử dụng làm nguồn năng lượng đầu vào của nó.
Motor thủy lực sẽ hoạt động song song với một máy bơm thủy lực để chuyển năng lượng cơ học thành chất lỏng hoặc thành điện năng thủy lực. Hai đặc điểm cấu tạo mà một motor thủy lực cần phải có đó là momen xoắn và khả năng tốc độ.
Hầu hết cấu tạo motor thủy lực đều có nhiều đặc điểm và kết cấu giống nhau. Mỗi loại motor đều phải có mặt cắt quy chuẩn đối với mỗi áp lực khác nhau. Đối với motor thủy lực bánh răng và motor cánh gạt thì mặt cắt này hình chữ nhật, mặt cắt hình tròn cho loại hướng tâm và motor piston hướng trục. Diện tích mặt cắt này trong mỗi loại motor thủy lực chính là một kết nối cơ học đến trục đầu ra từ đó mà sản sinh ra năng lượng cơ học được chuyển đổi.
Với đa dạng các mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ, nguyên lý hoạt động dựa vào cấu tạo motor thủy lực mà phân chia thành 3 loại motor chính:
Motor thủy lực piston được khách hàng đánh giá khá cao vì momen khởi động thực tế của chúng cao hơn so với thiết kế của động cơ khác. Nó đảm bảo hoạt động được ổn định và trơn tru, tuổi thọ cao, ít bị hư hỏng cũng như trục trặc trong quá trình sử dụng.
Một trong những loại motor mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được trên thị trường hiện nay đó là motor thủy lực bánh răng. Cấu tạo của loại motor thủy lực này thường bao gồm 2 bánh răng, trong đó: 1 bánh răng không tải và 1 bánh răng được gắn vào cái trục ra.
Ngoài motor thủy lực bánh răng thì khách hàng còn có thêm sự lựa chọn khác cho những hệ thống máy móc có áp suất từ trung bình đến thấp. Cấu tạo motor thủy lực cánh gạt còn có 1 điều khác biệt đó chính là lỗ khoan trục được lệch tâm so với vỏ.
Dựa vào hai đặc điểm của một motor thủy lực (momen xoắn và khả năng tốc độ), các loại motor thủy lực ứng dụng phổ biến trên thị trường hiện nay có hai dạng chính:
Motor thủy lực tốc độ cao này thường hoạt động liên tục với tốc độ khá cao như trong các ứng dụng quạt, máy phát điện, máy nén khí,… Tuy tốc độ quay ổn định, thế nhưng tải trọng thì ngược lại. Do đó, motor thủy lực tốc độ cao thường được sử dụng 4 loại là piston hướng tâm, piston hướng trục, bánh răng và cánh gạt.
Trong một vài trường hợp thì động cơ cần phải di chuyển tải trọng tương đối nặng nề ở tốc độ thấp và momen cần sự ổn định như động cơ cho cần cẩu. Các dạng motor thủy lực này hoạt động rất êm khi xuống một hay hai vòng trong một phút (rpm). Đây cũng là một trong các dạng motor thủy lực được đánh giá rất cao. Với thiết kế đơn giản, tối thiểu các bộ phận, ít tốn kém hơn so với motor thủy lực tốc độ cao.
Nắm rõ các kiến thức về cấu tạo motor thủy lực là việc vô cùng quan trọng. Vì chúng sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc vận hành hệ thống động cơ thủy lực một cách hiệu quả và đạt năng suất làm việc cao nhất. Bài viết trên đây là tổng hợp tất cả kinh nghiệm và vốn hiểu biết của B2bmart.vn, hy vọng đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích nhất về motor thủy lực.