Ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, áp lực từ giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao đã khiến các doanh nghiệp FDI có nhu cầu tìm kiếm nhà cung ứng trong nước hơn. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có thể tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hãy cùng B2bmart.vn tìm hiểu rõ hơn về những cơ hội mới dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong tương lại qua bài viết Cơ hội “vàng” cho công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu được đăng tải trên trang tapchicokhi.com.vn.
Công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là một thành phần quan trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng và nền kinh tế nói chung, đóng vai trò như nguồn đầu vào cho hoạt động sản xuất và thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong nước.
Theo tổ chức Qima – nhà cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng, kết quả khảo sát hơn 700 doanh nghiệp trên toàn cầu cho thấy, 1/4 doanh nghiệp đã coi Việt Nam là một trong ba thị trường cung ứng hàng đầu. Về xu hướng tìm kiếm nhà cung ứng mới trong 12 tháng tới, 38% doanh nghiệp Hoa Kỳ và 28% doanh nghiệp châu Âu cho biết có kế hoạch chọn Việt Nam hoặc mua thêm từ các nhà cung cấp ở đây.
Trong số 500 doanh nghiệp Hoa Kỳ được khảo sát ý kiến, có đến 40% các doanh nghiệp chọn và tính toán chọn doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam để bổ sung vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Điều đó cho thấy, đây là cơ hội “vàng” để doanh nghiệp trong nước bứt phá, tăng tốc đầu tư và gia nhập sâu, rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngành công nghiệp hỗ trợ đang sở hữu tiềm năng lớn
Không thể phủ nhận thực tế là trong nhiều năm qua, với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế chính sách, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong bối cảnh bình thường mới, nhiều doanh nghiệp FDI trong nước đang tăng cường tìm kiếm các nhà cung ứng nội địa để phục hồi lại các nhà sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh… khi nguồn cung của các đối tác nhập khẩu gián đoạn, nhất là chi phí logistics tăng cao. Các doanh nghiệp FDI đang tăng cường tìm kiếm các nhà cung cấp để cung ứng hàng nghìn chi tiết, linh kiện… Các tập đoàn lớn như: Samsung, Panasonics, Bosch, Juki, Towa… hiện cũng đang ráo riết tìm kiếm nhà cung ứng công nghiệp hỗ trợ Việt.
Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp hỗ trợ theo kịp với sự phát triển của thị trường, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam kỳ vọng Nhà nước ưu đãi hạ tầng đất đai – nhà xưởng, thuế, kết nối tiếp nhận công nghệ mới và chuỗi sản xuất toàn cầu.
Theo ông Nguyễn Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cần điều chỉnh chính sách ưu đãi cho hỗ trợ tìm nguồn vốn ưu đãi và kết hợp đào tạo lao động chuyên sâu cho ngành công nghiệp hỗ trợ….
Qua bài viết Cơ hội “vàng” cho công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, B2bmart.vn hy vọng mọi người đã nắm được những thông tin hữu ích.