Các lưu ý khi chọn lựa bàn nâng Container hay bàn nâng đổ liệu

Cập nhật 2023-07-10241

Ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ 4.0 và năng suất làm việc máy móc, vận chuyển hàng hóa tăng lên đáng kể. Trước đây các bàn nâng đổ liệu thường chỉ nâng mỗi phần container phía sau thì giờ đây nhu cầu là phải nâng cả đầu container để tiết kiệm thời gian về hậu cần, thay vì phải tháo đầu kéo công khi nâng và lắp lại sau khi hạ xuống. Tổng thời gian cho mỗi chu kỳ mất khoảng 15 phút thì bây giờ với phương án nâng cả đầu và satxi container thì thời gian tổng chu kỳ 1 xe vào đổ liệu chỉ còn lại 8 phút. Ta thấy năng suất bốc dỡ gần như tăng gấp đôi.

Tuy nhiên để làm được điều này khi Chúng ta chế tạo hay lựa chọn cần phải lưu ý các vấn đề sau:

Hệ thống thủy lực:

Đây là hệ thống quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến bàn nâng đổ liệu của chúng ta cần.

Đối với hệ thống thủy lực  bàn nâng đổ liệu thông thường trước đây. Bơm thủy lực sẽ bơm qua van phân phối, đến các van chống lún rồi đến xi lanh thủy lực. Khi hạ xuống van điều khiển cấp dầu cho đường điều khi để mở van chống lún xả dầu về thùng. Ta thấy hệ thống khá đơn giản dễ sửa chữa tuy nhiên ở chu trình hạ xuống toàn bộ lượng dầu bơm phát ra chỉ có 5% là đi qua đường điều khiển để về thùng, còn lại 95% dầu được xả qua van an toàn với áp suất max của hệ thống, dầu sinh nhiệt, tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Một số hệ thống người ta lắp thêm bộ giải nhiệt để làm mát. Với hệ thống này phù hợp cho các sàn nâng đổ liệu có cường độ làm việc ít như các nhà máy bia.

Đối với các bàn nâng container có cường độ cao, người phải bố trí hệ thống bơm kích độc lập cho chu kỳ hạ. Lúc đó bơm chính có thể ngừng làm việc hoặc có thể chạy ở chế độ không tải (toàn bộ dầu sau khi ra khỏi bơm qua van điều khiển sẽ quay lại thùng, với áp suất bằng 0 bar). Nên hệ thống có thể chạy nhiều giờ mà vẫn mát (không cần giải nhiệt).

Hệ thống an toàn thủy lực: vì tải trọng lớn toàn bộ cả đầu container nằm trên sàn, đó các yếu tố an toàn của hệ thống phải được đặt lên hàng đầu, cụ thể các van chống lún hay van xả phải được lắp trực tiếp lên xi lanh bằng phương pháp gắn cứng. Trong bất kỳ trường hợp vỡ ống hay sự cố ở trạm nguồn thì bàn nâng container vẫn được khóa cứng

Hệ thống đồng tốc: vì tải trọng của xe không bao giờ có thể đảm bảo nằm đúng trên tâm của bàn nâng đổ liệu, các bàn nâng dài thường được sử dụng xi lanh nhiều tầng, nên việc lên không điều 2 bên xi lanh dẫn đến rung lắc. Đặc biệt ở các giai đoạn kết thúc các tầng sẽ dẫn đến sự va đập và thay đổi tốc độ sẽ dẫn đến rung lắc. Ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn và ổn định của sàn nâng. Do đó thiết bị đồng tốc là cần thiết để giảm được chênh lệch hành trình của 2 xi lanh 2 bên.

Xi lanh thủy lực : tùy theo tải trọng, chiều dài và góc nâng mà ta có thể chọn xi lanh đơn nâng trực tiếp hoặc qua cơ cầu compa (giò gà). Một số sàn nâng container dài, tải trọng lớn thì xi lanh tầng luôn là lựa ưu tiên. Như phân tích trên cho dù hệ thống đồng tốc tốt đến đâu đi nữa thì vẫn có sự chênh lệch nhỏ nhất định, khi kết thúc các đốt hành trình của xi lanh tầng cũng sinh ra lực va đập rung lắc nhất định. Vì vậy cần lựa chọn xi lanh tầng có kết cấu giảm chấn ở các đốt sẽ làm cho bàn đổ liệu chúng ta hoạt động êm ái. Đặc biệt các bàn có chiều dài và góc xoay lớn thì việc chọn xi lanh có giảm chấn hoặc cơ chế giảm chấn cho xi lanh qua các đốt là điều cần thiết.

Các hệ thống dự phòng khác : bên cạnh các yếu tố trên tùy vào chế độ hoạt yêu cầu cụ thể chúng ta có thể bố trí thêm bơm dự phòng và bơm kích bằng tay, khi hệ thống hư hỏng hay cúp điện ta vẫn thể hạ sàn bằng tay dễ dàng.

Kết cấu cơ khí: 

Khung dầm : Vì sàn nâng hoạt động trong điều kiện liên tục ở cường độ cao nên khung dầm cần phải đảm bảo được độ vững chắc. Trong trường hợp vì một lý do nào đó 1 bên xi lanh bị sự cố. Toàn bộ bàn nâng lúc này chịu tải trên 1 xi lanh còn lại đủ độ cứng của sàn vẫn giữ được an toàn cho toàn sàn, không bị nghiêng lật. Tải trọng không tải trọng không tải cũng là yếu tố cần được chú trọng vì ảnh hưởng đến việc tiêu tốn điện năng. Do đó khung dầm cần có kết cấu hợp lý đảm bảo độ cứng và đàn hồi với tải trọng nhẹ nhất. Các nhà chế tạo nên chọn các loại thép có cường độ cao như A572, Ato 80… 

Khớp xoay : Thường đây là chi tiết ít được chú ý. Nhưng đây là chi tiết khá quan trọng giúp cho sàn nâng đổ liệu chúng ta hoạt động ổn định trong thời gian dài. Vì sàn nâng hoạt động cường độ cao kết hợp với tải trọng lơn. Một số bàn nâng được lắp ngoài trời nên các khớp dễ bị mài mòn rỉ sét dẫn đến sàn nâng rơ mất ổn định. Để đảm bảo chịu lực lớn, giảm ma sát, người vận hành không cần phải bảo dưỡng trong thời gian dài thì chúng ta nên sử dụng bạc chịu lực cao có khả năng tự bôi trơn như bạc nhựa IGUS kết hợp với cốt trục mạ crom sẽ mang lại hiệu quả tuyệt đối.

Hệ thống an toàn điện:

Bên cạnh các cơ cấu an toàn về cơ khí và thủy lực giúp sàn nâng đổ liệu ổn định thì cần có các hệ thống cảnh báo giúp rơ móc không đâm va vị trí cuối bệ sàn nâng, cảnh báo lệch 1 bên sàn quá mức cho phép, cảnh báo mất cân bằng. Hệ thống cảm biến kép góc nghiêng vượt mức cho phép. Các hệ thống cảnh báo khác trong suốt quá trình hoạt động giảm thiểu an toàn lao động.

Trên đây là một số chia sẻ của B2bmart.vn trong việc chọn lựa hay chế tạo bàn nâng đổ liệu hay còn gọi bàn nâng container. Hy vọng qua bài viết quý khách có thêm góc nhìn để chọn lựa bàn nâng đúng nhu cầu của mình.

Tôi Khanh Nguyen có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền động thủy lực, chuyên tư vấn các dự án bàn nâng, cẩu thủy lực, các loại xe chuyên dùng.

Khanh Nguyen