Hướng Dẫn Cách Chọn Ống Dây, Lắp Ống Và Kiểm Tra Ống Dây Thuỷ Lực

Cập nhật 2023-07-05764

Ống dây là 1phần không thể thiếu của hệ thống thủy lực. Vật liệu này sử dụng để vận chuyển dòng dầu (đường hút, đường áp, đường hồi) từ bể dầu đi lên thiết bị và từ thiết bị trở về bể dầu. Việc chọn đúng ống dây đặc biệt quan trọng vì ống dây liên quan đến an toàn vận hành (bục nổ quăng quậy gây tai nạn, hỏa hoạn…), tổn thất chi phí (rò rỉ dầu, lãng phí.. ) và ảnh hưởng sự làm việc của hệ thống thủy lực. Do đó, mình sẽ chia sẻ cho anh em cách chọn ống dây thủy lực, cách lắp đặt và cách kiểm tra định kỳ ống dây thủy lực.

Cách chọn ống dây thủy lực

Chọn ống theo lưu lượng

Chọn ống theo lưu lượng Ống dây dùng để dẫn lưu chất, nếu như chọn ống quá to thì sẽ gây lãng phí đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ vận hành. Thậm chí cản trở tốc độ dòng chảy do sức căng bề mặt tăng khi tiết diện ống càng lớn. Còn nếu như chọn ống quá nhỏ thì sẽ gây tắc nghẽn là tạo ra dòng chảy xoáy gây hại cho hệ thống thủy lực.

Do đó trong hệ thống thủy lực, tốc độ dòng chảy đường hút thường là 0.6 -1.2 m/s; Tốc độ dòng chảy đường hồi là 1.5 – 3 m/s; Tốc độ dòng chảy đường áp là 3- 7 m/s. Theo tiêu chuẩn, thì lưu lượng của các ống sẽ tương ứng với size ống theo bảng 1.1.

luu luong va size cua ong mem

Bảng 1.1 . Bảng tương ứng lưu lượng và size của ống mềm

Ví dụ: Chúng ta cần chọn 1 ống cho đường áp, có lưu lượng là 100 lít/ phút thì chúng ta kéo 1 đường từ cột bên trái (ngoài cùng) – pressure line tới cột bên phải ngoài cùng (điểm 100 lít/ phút ), đường chéo này giao nhau ở DASH 16, tức là ống thủy lực chúng ta nên chọn trong trường hợp này là DASH 16 – ống size 1”. Xem ở đường đứt màu xanh trong bảng 1.1 

Chọn áp suất ống dây

Sau khi chọn được size ống, chúng ta tiến hành chọn tiếp theo áp làm việc của hệ thống … Áp suất liên quan đến số lớp bố, vật liệu lớp bố. Bảng 1.2 là thông số áp suất của các ống theo các chuẩn SAE , EN 853, EN 856 ….

bang thong so ap cua ong day

Hình 1.1. Bảng thông số áp của các ống dây

Ví dụ : Chúng ta dùng ống ½ “

  • Áp làm việc 140 bar , chúng ta chọn ống theo chuẩn SAE 100 R 1 AT.
  • Áp làm việc 160 bar, chúng ta chọn ống theo chuẩn  EN 853, 1SN, 1SN EHT, SAE 100, R1S , EN 857, 1SC.
  • Áp làm việc 210 bar, chúng ta chọn ống theo chuẩn SAE 100 R17.
  • Áp làm việc 470 bar, chúng ta chọn ống theo chuẩn SUPERPAC SPC 3.

Chọn ống theo môi chất

Chúng ta tìm hiểu xem vật liệu làm ống có phù hợp với môi chất hay không. Phần này mình sẽ không đi sâu vì chúng ta chọn để dẫn dầu thủy lực, các chủng loại ống hiện nay đều tương thích với dầu.

Chọn chiều dài của ống

Phần chọn này khá là quan trọng, bởi vì khác với ống cứng, ống mềm sẽ có độ dãn nở  khi chịu áp lực (ống cao su ). Nếu ống thủy lực quá dài, thì độ giãn nở lớn. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm việc của thiết bị. Do đó thường thì chúng ta chấp nhận độ giãn nở ở mức 2-4 %. Công thức tính về độ dãn nở như hình 1.3.

cong thuc tinh do dan no

Hình 1.3 : Công thức tính về độ dãn nở

Chọn đầu bấm ống, áo bóp ống, ống cạo hay không cạo vỏ

Đối với 1 số đầu bấm ống mà áp bóp liền với đầu nối, thì chúng ta phải làm rõ chúng là loại SKIVE hay NON-SKIVE. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng áo bóp và đầu nối ống rời, chúng ta không cần quan tâm vì Skive. Non-skike là tùy theo việc chọn áo bóp.

ao bop va du noi lien

Áo bóp và đầu nối liền

ao bop va dau noi roi

Áo bóp và đầu nối ống rời

Chọn lớp vỏ bảo vệ ống

Do ống làm việc trong môi trường nhà máy, sẽ có những khu vực có nhiệt độ cao, có những khu vực có nhiều hóa chất, những khu vực hay chịu nhiều tác động về vật lý (chà xát, cán qua ….) chúng ta phải sử dụng thêm các lớp vỏ bảo vệ.

lop vo bao ve ong

Xem thêm các thông số của ống dây thuỷ lực

Cách lắp đặt ống dây đúng chuẩn

Phần này đặc biệt quan trọng vì nó liên quan đến an toàn vận hành . Do đó chúng ta cần lắp đặt đúng về góc cong cũng như đường đi của ống. Như dưới là 1 số cách lắp chuẩn ống dây thủy lực.

cong thuc tinh do dan no cua ongcach lap ong day thuy luc

Tuổi thọ và kiểm tra ống mềm sau 1 thời gian sử dụng

Tiêu chuẩn về tuổi thọ của ống mềm theo BS 5244 là :

  • 0-3 năm: Không cần kiểm tra, trừ khi có nghi vấn đặc biệt về điều kiện làm việc và nguy cơ xảy ra cho ống ( hỏa hoạn, đè nén,…vv)
  • 3 – 5 năm: Tháo ống, kiểm tra áp 1.5 lần áp làm việc, nếu không vấn đề gì thì lắp vào hệ thống, có sự cố thì sẽ thay thế.

Đồng thời bắt đầu kiểm tra ống thủy lực định kỳ 3 -6 tháng 1 lần (uốn ống xem vết rạn nứt xuất hiện không? Độ đàn hồi của ống …)

  • 5 -8 năm: Tháo ống, kiểm tra áp 1.5 lần áp làm việc, đồng thời dùng bộ recorder để phân tích độ ổn định của áp suất
  • Qúa 8 năm sử dụng: Phải thay ống thủy lực mới.

Trên đây là các bước chọn, sử dụng và thay thế ống dây thủy lực cho hệ thống mà B2bmart.vn tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm được kiến thức về mảng này.

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về truyền động và tự động hóa. B2b team hy vọng qua những bài viết chia sẽ những kiến thức sưu tầm tổng hợp được cho người đọc có cái đẩy đủ hơn trong lĩnh vực mình quan tâm.

B2b Team